Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai và cách xử lý đúng

Đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu và gặp nhiều khó khăn khi vận động. Cách khắc phục tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai Mặc dù có thể chỉ là hiện tượng sinh học bình thường nhưng nếu không sớm xử lý thì tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Điển hình nhất là ảnh hưởng đến chức năng vận động và tâm trạng của mẹ bầu. Nếu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý: 1. Không đi lại, vận động quá nhiều Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng, việc đi lại và vận động khi mang thai sẽ hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở. Tuy nhiên, nếu đi lại quá nhiều sẽ khiến áp lực dồn nén lên xương khớp nhiều hơn. Đặc biệt là càng về cuối thai kỳ, bụng bầu càng lớn dần lên, bạn nên hạn chế đi lại và vận động quá nhiều. Bởi có thể khiến những cơn đau ở vùng thắt lưng và bụng dưới diễn ra thường xuyên hơn. Ngoài ra, thói quen đi bộ và vận động quá nhiều còn làm tăng nguy cơ bị đau khớp gối ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất mỗi ngày bạn chỉ nên đi bộ khoảng 5 – 10 phút để hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở. 2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Khi mang thai, nhu cầu về dưỡng chất của cơ thể mẹ thường tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả thai nhi. Chính vì thế, các mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là tăng cường những thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng đau lưng trong thai kỳ. Ngoài ra, bạn không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thức ăn này thường khó tiêu, dễ gây chướng bụng, táo bón. Từ đó có thể làm phát sinh những cơn đau cuộn thắt ở vùng bụng dưới khi đang mang thai. 3. Dành thời gian nghỉ ngơi Không ít mẹ bầu vẫn phải làm việc nặng nhọc ngay cả trong thai kỳ, nhất là ở những tháng cuối. Áp lực từ công việc rất dễ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Cùng với đó, việc duy trì quá lâu một tư thế khi làm việc cũng dễ khiến tình trạng đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn. Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp và đau bụng dưới xuất hiện. Đồng thời việc nghỉ ngơi cũng sẽ giúp các mệ có được tâm lý thoải mái hơn để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở. 4. Dùng gối cho bà bầu Bụng bầu chính là vật cản khiến mẹ bầu không thể ngủ ở tư thế thoải mái như bình thường. Để cải thiện vấn đề này, các mẹ có thể sử dụng gối chuyên dụng dành riêng cho bà bầu. Gối cho bà bầu thường có gần đệm đỡ bụng bầu giúp mẹ bầu có thể ngủ thoải mái hơn. Đồng thời không phải lo lắng vùng cột sống thắt lưng cũng như vùng bụng dưới bị chèn ép. Nên dùng gối chuyên dụng cho bà bầu để giảm áp lực lên vùng lưng và vùng bụng khi ngủ Bên cạnh đó, khi ngồi mẹ bầu cũng nên kê một chiếc gối nhỏ phía sau lưng để làm giảm áp lực lên cột sống. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu ngồi thoải mái hơn mà còn cải thiện được tình trạng đau nhức lưng và bụng dưới. 5. Xoa bóp vùng đau nhức Đây là một trong những biện pháp rất hữu hiệu giúp mẹ bầu ức chế nhanh tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Xoa bóp sẽ giúp cho mô cơ được giãn ra, tạo cảm giác thoải mái. Đồng thời, thực hiện xoa bóp ở vùng thắt lưng còn giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Bạn có thể sử dụng một chút dầu nóng thoa lên vùng da phía ngoài khu vực bị đau trước khi massage. Đối với vùng bụng nên thoa nhẹ tay để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Liệu pháp xoa bóp nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ để giúp tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai và cách xử lý đúng
1 Trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

hữu ích