Mẹo cho trẻ ăn để tránh trẻ bị nôn trớ

Trẻ bị nôn trớ có thể xảy ra trong thời gian các mẹ cho con ăn hay lúc cho con bú. Tình trạng này thì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nôn trớ kéo dài sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Theo đó, để trị dứt điểm, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân trẻ bị nôn trớ là gì và có cách chăm sóc các bé cho thật phù hợp nha Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ Các chuyên gia cho biết, trẻ bị nôn trớ được chia thành 2 nguyên nhân lớn: nôn trớ tâm lý và nôn trớ bệnh lý. Nôn trớ tâm lý xảy ra khi cho trẻ bú không đúng cách; trẻ bị ép ăn/ uống quá nhiều; trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn gây ngán; trẻ ngậm núm vú giả… Nôn trớ bệnh lý là tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản (đây là tình trạng phổ biến ở trẻ, do van giữa dạ dày và thực quản chưa hoạt động đồng bộ, khiến trẻ khi bú dễ nuốt hơi thừa vào gây trớ sữa); hay trẻ không dung nạp, dị ứng thức ăn; nhiễm trùng đường ruột… Tùy theo từng nguyên nhân, nếu bố mẹ không có cách cho ăn tránh nôn trớ (với nôn trớ tâm lý) và điều trị bệnh (với nôn trớ bệnh lý) sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ như thiếu dưỡng chất, còi cọc, chậm phát triển thể chất. Trường hợp trẻ bị nôn trớ bệnh lý có thể gây viêm thực quản, viêm phổi (do phổi trẻ hít phải dịch nôn) thậm chí trẻ có thể bị tím tái, ngưng thở… Cách cho ăn tránh nôn trớ ở trẻ Nếu xác định trẻ bị nôn trớ do nguyên nhân tâm lý, bố mẹ có thể áp dụng cách cho ăn tránh nôn trớ như dưới đây để cải thiện tình trạng: Tuyệt đối không ép trẻ ăn/ bú sữa quá no, hoặc ăn đi ăn lại một loại thực phẩm (với trẻ bắt đầu ăn dặm): Điều này không chỉ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn mà còn khiến trẻ ngán ăn, sợ ăn dẫn tới biếng ăn; Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ: Thay vì cho trẻ ăn/ bú sữa theo khẩu phần, mẹ nên chia nhỏ chúng (ví dụ, nếu trẻ ăn 3 bữa/ngày, nên chia thành 5 - 6 bữa). Tuy nhiên cần cho trẻ ăn đầy đủ lượng và chất để đảm bảo sự phát triển; Cho trẻ bú/ ăn đúng cách và không để trẻ nằm ngay sau khi vừa bú/ ăn xong: Đây cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nôn trớ ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Bởi trẻ có thể nuốt phải lượng khí thừa trong quá trình bú mẹ/ bú bình. Giải quyết tình trạng này bằng cách, mẹ cho trẻ bú đúng cách và cho trẻ ợ hơi ngay sau khi bú xong để “tống” khí thừa ra ngoài trước khi đặt nằm xuống. Bên cạnh cách cho ăn tránh nôn trớ, bố mẹ cũng cần lưu ý tư thế ngủ của trẻ (đầu nằm cao khoảng 30 độ), đảm bảo phòng không có khói thuốc lá (hít khói thuốc có thể gây tăng tiết axit dạ dày), bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ (nôn trớ thường đi kèm với vặn mình do thiếu canxi)... để hạn chế nôn trớ. Riêng đối với trẻ bị nôn trớ xác định do nguyên nhân bệnh lý ngoài áp dụng cách cho ăn tránh nôn trớ như trên, bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám - có biện pháp can thiệp kịp thời tránh tình trạng thêm tồi tệ. Đặc biệt, cần đi khám ngay nếu trẻ nôn trớ đi kèm sốt, ho nhiều, không tăng cân, chướng bụng, táo bón, đi đại tiện phân nhầy… Xem thêm: - Ảnh hưởng khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh sai cách: http://bitly.ws/AEdQ - Gợi ý đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh: http://bitly.ws/AEdW

Mẹo cho trẻ ăn để tránh trẻ bị nôn trớ
1 Trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

cảm ơn mom đã cs