Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện và điều bố mẹ cần làm

Ngay từ khi còn trong bụng, thai nhi đã có thể nghe được những lời “thủ thỉ” của mẹ và phản ứng lại bằng những cú lộn nhào, hoặc những cử động nhẹ nhàng, âu yếm. Do đó, sau khi chào đời, nhiều mẹ rất háo hức, mong chờ trẻ có thể “đáp lại” những lời yêu thương của mình. Với trẻ sơ sinh chưa biết nói, hóng chuyện được xem là phương pháp… hồi đáp duy nhất. Hóng chuyện là gì? Hóng chuyện là phản ứng đáp lại của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói khi được người lớn nói chuyện với mình (hoặc thậm chí là vật gì đó treo trước mặt trẻ như quả bóng bay, thú nhồi bông treo trên nôi/giường…). Trẻ hóng chuyện sẽ nhìn vào mắt người đối diện, miệng cười toe toét hoặc “nhóc” lên phát ra âm thanh “ê”, “a” liên tục. Người xưa quan niệm, những đứa trẻ biết hóng chuyện càng sớm càng mau biết nói, đặc biệt sau này trẻ rất thông minh, lanh lợi, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, việc trẻ biết hóng chuyện sớm hay muộn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng nói/giao tiếp của trẻ khi lớn lên. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề khi nào trẻ sơ sinh biết hóng chuyện để rồi tự gây áp lực cho chính bản thân trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Khi nào trẻ sơ sinh biết hóng chuyện? Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, trên thực tế những đứa trẻ mặc dù cùng độ tuổi nhưng chúng là một cá thể riêng biệt, có giới tính, đặc điểm tính cách không giống nhau cũng như có những cột mốc phát triển khác nhau… do đó, không có câu trả lời chính xác khi nào trẻ sơ sinh biết hóng chuyện. Thông thường, giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi - lúc này khả năng nhận thức, trí tuệ của trẻ có sự phát triển vượt trội - vì vậy bố mẹ có thể nhận thấy biểu hiện hóng chuyện của trẻ rất rõ ràng. Đó là trẻ cười toe toét, miệng phát ra âm thanh “ê”, “a”, tay chân quơ quào liên tục… thể hiện sự thích thú, phấn khích khi nghe/ thấy có người nói chuyện với mình, mặc dù trẻ không hiểu gì. Dù vậy, ở giai đoạn sơ sinh (chỉ những trẻ sau sinh từ 28 - 30 ngày hay trẻ trước khi đầy tháng) trẻ đã biết hóng chuyện nhưng các dấu hiệu chưa rõ ràng, vì vậy, các mẹ nếu không để ý quan sát khó có thể nhận ra. Trẻ chậm hóng chuyện bố mẹ nên làm gì? Như đã nêu trên, tình trạng hóng chuyện sớm hoặc muộn ở trẻ không phải là dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển, đặc biệt khả năng giao tiếp, nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, cũng không nên quá chủ quan khi trẻ (sau 6 tháng tuổi) không thể hiện bất kỳ phản ứng, cử chỉ tương tác, dấu hiệu giao tiếp nào khi bố mẹ trò chuyện, cười đùa với trẻ. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để sớm phát hiện nguyên nhân và cải thiện tình trạng (nếu có) kịp thời, mang đến cho trẻ cơ hội phát triển bình thường. Cuối cùng, ngoài tìm hiểu trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện, để giúp trẻ phát triển toàn diện, nhất là khả năng giao tiếp bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh chăm sóc, trò chuyện cùng trẻ nhé! Xem thêm: - Những món đồ chơi có thể mang lại rủi ro cho bé: http://bitly.ws/D3ng - Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 7 tháng: http://bitly.ws/D8Gg

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện và điều bố mẹ cần làm
9 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Cảm ơn mom chia sẻ

VIP Member

tt hữu ích

VIP Member

Hay quá ạ

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

Hưu ích