KHI NÀO TRẺ BẮT ĐẦU UỐNG NƯỚC?

Nếu bây giờ bạn cản ông/bà đang cho đứa con 6 tháng bé bỏng của bạn uống nước. Tôi tin bạn sẽ bị chửi cho một trận và phán “Ngày xưa, tao nuôi mày/chồng mày, tao vẫn cho uống nước bình thường mà!” Ừ...là bình thường. Bản thân mình khi khám cho mấy bé dưới 6m được cho uống nước “tráng miệng”. Mình đều khuyên là không cần thiết uống nước và chỉ cần rơ miệng con sạch sau mỗi lần bú tránh nấm miệng là được. Ai cũng nhìn mình như từ hành tinh khác tới vậy ? Có lần mình thấy bà nội đặt bé xuống giường xong liền đút cho bé 1 ly nước, chưa đầy 30 giây, bé uống hết sạch li nước ấy. Đến khi mình chuẩn bị khám bé thì bé ọc sạch sẽ ? Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization (WHO)) và cả UNICEF cũng đã khuyến cáo “Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống nước” !!!! (1) Thứ nhất, 80% sữa mẹ là nước Thường bé sơ sinh khoảng 2-4 giờ bú 1 lần, nghĩa là mỗi ngày bé bú 8-12 lần. Chắc chắn một điều rằng sữa mẹ cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho con. Người cần uống nước không phải là đứa bé mà chính là người mẹ. Mẹ cần nghỉ ngơi, tránh stress và uống nhiều nước… trong giai đoạn cho con bú. Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu khát, chỉ đơn giản cho bé bú, lượng nước trong sữa có thể vừa giúp con giải khát vừa cung cấp dinh dưỡng cho con (2) Thứ hai, lượng nước trong sữa mẹ rất “sạch” Con vừa sinh ra thì hệ miễn dịch rất yếu kém. Lượng nước trong sữa được lọc bởi Hệ Miễn Dịch trưởng thành của mẹ nên nó rất “sạch”. Mình thấy nhiều người để ly nước từ sáng tới chiều vẫn lấy đút cho bé mà chẳng hề quan tâm rằng bao nhiêu bụi bặm đã lọt vào. WHO cũng cảnh báo việc uống nước ở trẻ dưới 6 tháng tăng nguy cơ tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ. Mà trẻ em sơ sinh nhiễm trùng thì nguy cơ biến chứng rất cao và tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Nếu mẹ nào vì lý do nào đó không có sữa mẹ cho con và đang dùng sữa công thức thì lưu ý vấn đề vệ sinh của nguồn nước nhé. Nó là một trong những nguồn gây nhiễm trùng cho con nếu chúng ta không cẩn thận. (3) Thứ ba, dạ dày con nít rất rất nhỏ nên sẽ bú ít hoặc ọc nếu uống nước Ví dụ 1 tháng tuổi thì thể tích dạ dày chỉ 80-120ml thôi. Lượng nước uống càng nhiều thì bú càng ít lại, khiến một số bà mẹ dù bú mẹ hoàn toàn nhưng trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí sụt cân. Bên cạnh đó, phản xạ bú là phản xạ nguyên phát nên một số bé không tự kiểm soát được lượng bú vào. Sau khi bú no, nếu cho trẻ uống thêm nước, chúng sẽ ọc sạch sẽ. Chưa kể, chúng sẽ ám ảnh, khò khè vì trào ngược, quấy khóc nhiều, bú ít… Về phía người mẹ, nếu trẻ bú ít lại, ngực còn căng, cơ chế phản hồi sẽ nghĩ con đủ sữa và sản xuất sữa ít lại => dần dần ít sữa rồi mất sữa. CON TÔI UỐNG SỮA CÔNG THỨC THÌ SAO? Lấy ví dụ bé 1 tháng tuổi: các công ty sữa khuyến cáo lấy 3-4 muỗng gạt + 120 mL nước ấm 37-40 độ. Mà một ngày bé bú 6-8 cử như vậy lượng nước sẽ tầm gần 1000 ml nước. Xin nhắc lại 1000 ml nước. Nghĩa là quá đủ cho nhu cầu của một bé dưới 6 tháng tuổi Còn trẻ bú mẹ hoàn toàn, sữa công thức hoàn toàn hay phối hợp cả hai…thì vẫn không cần nước. Còn các khuyến cáo hiện nay thì trẻ từ 6-12 tháng tuổi nếu ăn dặm đồ đặc, rắn…thì nhu cầu nước mỗi ngày cũng chỉ 80 – 250 ml nước/ ngày. KHI NÀO TRẺ BẮT ĐẦU UỐNG NƯỚC? Khi trẻ bắt đầu ăn đồ rắn (thường thì sau 6 tháng tuổi), một số bé được bác sĩ dinh dưỡng chỉ định ăn dặm từ 4 tháng tuổi thì cũng có thể uống nước từ giai đoạn này. Nguồn : Bs Nguyễn Thanh Sang

20 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

6th bắt đầu ăn dặm là uống đc rồi mom ơi. Còn dưới 6th thì ko nên . Mình thì từ 4th có cho vài giọt khi thấy miệng con khô khốc mà chưa đến cử bú

VIP Member

Rất hữu ích. Cảm ơn m. 😍😍😍😍😍

VIP Member

Con 6 tháng thì uống dc r m

Bai viet rat huu ich

🥰🥰

👍👍

VIP Member

❤❤

Super Mum

❤️

TapFluencer

♥️

VIP Member

👍