Những việc làm đơn giản giúp tăng sức đề kháng cho bé
Tăng sức đề kháng cho bé là điều cần làm để giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Vậy làm sao để giúp con tăng sức đề kháng trong cả năm đây? 𝑻𝒂̣𝒊 𝒔𝒂𝒐 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒕𝒂̆𝒏𝒈 𝒔𝒖̛́𝒄 đ𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́? Có thể hiểu, sức đề kháng là một hàng rào tự nhiên vững chắc bảo vệ cơ thể con người khỏi sự tấn công/xâm nhập gây bệnh của các tác nhân có hại ngoài môi trường như vi rút, vi khuẩn, vi nấm, khói bụi, hóa chất, ký sinh trùng… Sức đề kháng của bé được hình thành trong giai đoạn còn trong bụng mẹ tuy nhiên chưa hoàn thiện, do đó, khi chào đời, việc tiếp xúc với môi trường mới khiến bé dễ có nguy cơ mắc bệnh (đặc biệt về đường tiêu hóa và hô hấp). Vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng cho bé là vô cùng quan trọng. Những bé có sức đề kháng tốt sẽ ăn nhiều, hấp thu dưỡng chất hiệu quả, ít ốm vặt, luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, những bé sức đề kháng kém/ hoặc suy giảm sẽ thường xuyên bị ốm vặt, ăn uống không ngon miệng, từ đó dẫn tới chậm lớn, còi cọc, kém phát triển. Bé có sức đề kháng kém thường mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa…) và bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, dị ứng, viêm phế quản, cảm cúm…). Đặc biệt, những trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng kháng sinh điều trị bệnh... là đối tượng nguy cơ cao. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng, xây dựng/cải thiện hệ miễn dịch tốt ngay từ khi mới chào đời đến suốt đời là điều tối quan trọng và vô cùng cần thiết, giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. 𝑵𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒍𝒂̀𝒎 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒕𝒂̆𝒏𝒈 𝒔𝒖̛́𝒄 đ𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́ Để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: 𝑿𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒆̂́ đ𝒐̣̂ 𝒅𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒖̛𝒐̛̃𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐𝒂 𝒉𝒐̣𝒄 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́ Việc đầu tiên nếu muốn 𝒕𝒂̆𝒏𝒈 𝒔𝒖̛́𝒄 đ𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́ là đảm bảo bé uống đủ nước mỗi ngày. Nước giúp loại bỏ các chất thừa và độc tố khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường trao đổi chất, giúp các hoạt động như bơm máu, vận chuyển oxy trong máu và các dưỡng chất thiết yếu cho các tế bào diễn ra hiệu quả hơn. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng cách cho bé dùng thêm sữa chua. Sữa chua không chỉ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh mà còn chứa những lợi khuẩn có khả năng kích thích hệ miễn dịch, sản sinh kháng thể chống lại các độc tố. Tăng cường rau củ, trái cây trong thực đơn hằng ngày của bé. Mẹ nhớ tăng cường rau xanh, các loại củ, quả trong thực đơn cho bé, nhất là những loại chứa nhiều vitamin A, C, E có lợi cho hệ miễn dịch như cà rốt, bí đỏ, cà chua… Bổ sung cho bé các thực phẩm nhiều kẽm. Nguồn thực phẩm chứa kẽm mà mẹ có thể lựa chọn là hải sản, thịt bò, nấm, rau chân vịt, hạt bí, các loại đậu, cacao, chocolate… Còn đối với đối tượng là các bé dưới 6 tháng tuổi, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt, nguồn sữa non quý giá trong 24 giờ sau sinh. Đây là nguồn kháng thể dồi dào bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh sau khi chào đời, tăng cường sức đề kháng hiệu quả. 𝑪𝒉𝒂̆𝒎 𝒔𝒐́𝒄 𝒈𝒊𝒂̂́𝒄 𝒏𝒈𝒖̉ 𝒄𝒖̉𝒂 𝒃𝒆́ Thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn bệnh tật bởi các tế bào miễn dịch bị suy giảm. Bé thiếu ngủ thường mất tập trung, hay mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng hoạt động, các tế bào miễn dịch dễ suy yếu. Cha mẹ cần chú ý cho bé ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Điều này cũng rất quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao sức đề kháng ở bé. Trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 18-20 giờ một ngày. Trẻ mới biết đi cần 12-13 giờ, và trẻ mẫu giáo cần khoảng 10 giờ. Không chỉ chú ý về thời gian, mẹ hãy tạo một không gian thật yên tĩnh khi bé ngủ để giấc ngủ được sâu hơn. 𝑻𝒂̆𝒏𝒈 𝒔𝒖̛́𝒄 đ𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́ 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒌𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒏 𝒌𝒉𝒊́𝒄𝒉 𝒗𝒂̣̂𝒏 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 Khuyến khích trẻ tập các môn thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi và thường xuyên ra ngoài vận động để hấp thu vitamin D hiệu quả từ ánh nắng mặt trời phòng tránh còi xương, ăn uống ngon miệng, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nếu như thời tiết lạnh thì khi đưa bé ra ngoài vận động, cha mẹ cần chú ý mặc quần áo đủ ấm, tránh để bé đi những nơi có gió lùa. Không cho bé vận động lúc trời quá nóng vì có thể khiến bé bị say nắng hoặc sốc nhiệt. 𝑪𝒉𝒖́ 𝒚́ 𝒎𝒐̂𝒊 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝒃𝒆́ Cha mẹ cần đảm bảo môi trường sống trong nhà sạch sẽ, thoáng mát. Việc này giúp loại trừ các mầm bệnh. Theo đó, bố mẹ nên thường xuyên lau dọn nhà cửa, tránh hút thuốc lá hay sử dụng hóa chất ở khu vực trẻ vui chơi. Bên cạnh đó, nên yêu cầu/ hoặc giúp trẻ vệ sinh thân thể, thường xuyên rửa tay sau khi chơi, khi từ ngoài về hay sau khi đi vệ sinh để loại bỏ tác nhân gây bệnh... 𝑻𝒂̆𝒏𝒈 𝒔𝒖̛́𝒄 đ𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́: 𝑻𝒊𝒆̂𝒎 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 đ𝒂̂̀𝒚 đ𝒖̉ 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́ Một yếu tố quan trọng khác để giúp 𝒕𝒂̆𝒏𝒈 𝒔𝒖̛́𝒄 đ𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́ đó là cha mẹ hãy thực hiện tiêm ngừa đầy đủ cho con. Cha mẹ cần liên hệ với nhân viên y tế và theo dõi lịch tiêm chủng để không bỏ lỡ những mũi tiêm chủng quan trọng cho bé nhé. 𝑻𝒂̆𝒏𝒈 𝒔𝒖̛́𝒄 đ𝒆̂̀ 𝒌𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́ là việc rất cần thiết và cũng dễ thực hiện. Với những gợi ý ở trên, hy vọng có thể giúp ích được cho các bậc cha mẹ đang chăm sóc con nhé! #drtranhuynhtan #webtretho_beyeuambassador #sucdekhang