Nguyên nhân sinh non là do đâu và làm sao để phòng tránh?

Nguyên nhân sinh non thường gặp là gì và các đối tượng nào hay đối diện với nguy cơ sinh non? Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây sinh non hoặc các yếu tố nguy cơ là rất cần thiết giúp mẹ chủ động hơn trong việc sinh nở và đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là 1 số nguy cơ sinh non mà các mẹ cần biết: Khoảng cách giữa hai lần mang thai dưới 6 tháng Nếu mẹ đã từng sinh non trước đây, điều này thường có nguy cơ lặp lại ở lần sinh con tiếp theo, ngoài ra mẹ có nhiều nguy cơ sinh non hơn nếu lần mang thai này cách lần mang thai trước đó dưới 6 tháng. Mẹ mang song thai hoặc đa thai Mẹ mang thai đôi hoặc thai ba thường sinh con trước 37 tuần. Ngay cả khi bạn không chuyển dạ sớm thì bác sĩ vẫn khuyến khích sinh trước ngày dự sinh để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng. Mẹ có cổ tử cung ngắn, dị dạng hoặc bất thường Việc cổ tử cung ngắn lại trong quá trình mang thai có thể cảnh báo nguy cơ sinh non. Nếu được chẩn đoán cổ tử cung ngắn, bác sĩ thường đề xuất sản phụ khâu cổ tử cung hoặc điều trị bằng hormone để ngăn nguy cơ sinh non. Tử cung có hình dạng bất thường trước khi sinh sẽ được xem là dị dạng. Hình dạng và mức độ dị dạng của tử cung sẽ khiến mẹ bầu có nhiều nguy cơ sinh non. Nhau thai bất thường Nhau thai bong non hoặc bám thấp đều làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Đối với trường hợp nhau bong non xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ, giải pháp là mẹ cần sinh mổ ngay để ngăn ngừa rủi ro. Mẹ bị dư ối hoặc vỡ ối non Việc có quá nhiều nước ối khiến tử cung căng quá mức nên cũng dễ gây sinh non. Mẹ vẫn có thể ngăn ngừa rủi ro bằng cách đi khám thai đầy đủ và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe từ bác sĩ. Vỡ ối non là tình trạng ối vỡ trước khi chuyển dạ, xảy ra khi thai nhi vẫn chưa đủ 37 tuần, mẹ bầu với tuổi thai càng lớn càng có nguy cơ chuyển dạ sớm khi bị vỡ ối non. Mẹ bầu có bệnh lý thai kỳ Mẹ bầu bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, ứ mật thai kỳ, nhiễm trùng đường tử cung hoặc nhiễm trùng tiết niệu đều có thể dẫn đến việc sinh non. Tiền sản giật thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ. Nếu nghiêm trọng bác sĩ có thể đề xuất mẹ sinh con sớm hơn dự kiến. Ứ mật thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non và không có cách nào chữa trị ngoài việc sinh em bé. Ngoài những nguyên nhân sinh non kể trên, chị em cần lưu ý đến một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến mẹ dễ sinh non như tuổi tác cao, thừa cân, tâm lý căng thẳng, uống rượu bia, hút thuốc, từng sảy thai, nạo phá thai nhiều lần… Có thể nói, hầu hết các thói quen có hại cho sức khỏe đều là yếu tố khiến mẹ dễ sinh non. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên thay đổi theo hướng tích cực nếu có lối sống không lành mạnh, đi khám thai đúng lịch đầy đủ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và sinh con thuận lợi nhé!

Nguyên nhân sinh non là do đâu và làm sao để phòng tránh?
7 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

Trước em đẻ non bé đầu 29w, hiện tại em đang bầu bé thứ hai ở tuần thứ 39 .Đang cần lắm một cơn chuyển dạ ạ.

VIP Member

hữu ích lắm mom, các mẹ bầu nên đọc và chú ý

VIP Member

Cảm ơn mom đaz chia sẻ 1 kiến thức khá hay

TapFluencer

thông tin rất hữu ích

TapFluencer

thank mom đã chia sẻ

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích