DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TUỔI DẬY THÌ Ở TRẺ

Khi dậy thì, cơ thể có thêm sự hoạt động của hormon sinh dục, kích thích sự tăng trưởng chiều cao, cơ bắp, phát triển các cơ quan sinh dục phụ như tinh hoàn, tuyến vú, tổ chức mỡ...Cần có một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ ở tuổi này, khác với những lứa tuổi khác. I. Dậy thì là gì? Giai đoạn dậy thì là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của con người, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. 1. Khái niệm dậy thì Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành sinh dục, nghĩa là bắt đầu có khả năng sinh con. Ở trẻ gái được thể hiện bởi sự có kinh nguyệt lần đầu và ở trẻ trai là sự phóng tinh lần đầu (mộng tinh). Các trẻ gái thường bắt đầu dậy thì ở độ tuổi từ 9 - 14 và ở các trẻ nam dậy thì muộn hơn ở độ tuổi từ 12 - 15. Nhìn chung, nữ dậy thì sớm hơn nam khoảng 2 - 3 tuổi. Các bạn trẻ có người sẽ dậy thì sớm hơn và cũng có người dậy thì muộn hơn một vài năm. 2. Dậy thì sớm? Là khi kinh nguyệt và đặc tính sinh dục phụ xuất hiện trước tuổi lên 8. Đây là trường hợp bất bình thường và cần đi khám sức khỏe để tìm nguyên nhân, có thể do não, có thể do buồng trứng hoặc do tuyến thượng thận. 3. Dậy thì muộn? Là khi đến 17 tuổi vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện của sự trưởng thành sinh dục, dậy thìsớm thường gặp hơn. Dậy thì muộn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có khi do di truyền, do nguyên nhân tâm thần hoặc những dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục và buồng trứng. II. Dinh dưỡng cần thiết ở tuổi dậy thì • Canxi: Mỗi ngày cần 1.000 - 1.200 mg. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa như pho-mai, trong những loại đậu, trong xương cá, cua đồng. Ít nhất một ngày cần uống 300 - 500 ml sữa. • Sắt: Mỗi ngày cần 18mg, trẻ gái cần hơn trẻ trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Sắt có nhiều trong thịt, cá, rau xanh (rau ngót, rau muống...). • *I ốt: Khoảng 15 mg mỗi ngày. I ốt có nhiều trong hải sản và phải sử dụng muối i ốt khi nấu ăn. Thiếu i ốt trẻ sẽ bị bướu cổ, kém thông minh... • Vitamin: Các vitamin nhóm B, C, A, D, axit folic... cũng cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, cần phải ăn đa dạng thực phẩm và là những thực phẩm tươi càng ít qua chế biến thì càng ít mất chất dinh dưỡng. Lượng rau cần thiết trong ngày là 300 - 500g. • Chất đạm: - Trong giai đoạn dậy thì cần khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm để xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tính. Trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. - Chất đạm chiếm 14 - 15% năng lượng (70 - 80 g/ ngày). Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, các loại đậu... (khoảng 200-300g/ngày). • Chất béo: Là chất cung cấp năng lượng cao và là dung môi tăng hấp thu vitamin D (rất cần cho sự hấp thụ canxi) nên cần chiếm 20 - 25% (50 - 60 g/ngày). Chất béo no có trong thức ăn chứa đạm động vật còn chất béo chưa no thì phải bổ sung bằng dầu ăn và cá. • Bột đường: Là chất cung cấp năng lượng chính chiếm 60 - 70% năng lượng (300 - 400 g), là những thực phẩm giàu bột đường như gạo, bột mỳ, khoai củ... Nên chọn những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.

3 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích