Dấu hiệu cạn ối và cách xử lý dành cho mẹ bầu

Dấu hiệu cạn ối là gì, ảnh hưởng thế nào tới thai nhi và mẹ làm cách nào để chăm sóc, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh đây? Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng nuôi dưỡng phôi thai trong suốt thai kỳ. Sau khi bánh rau được thành lập, nước ối giữ phần biến dưỡng nước và các chất khác bảo đảm cho sự phát triển của thai. Ngoài ra thì nước ối bao quanh thai nhi trong tử cung mẹ có tác dụng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn. đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối. Nên nếu tình trạng cạn ối xảy ra thì mẹ bầu cần thận trọng và xử lý kịp thời nhé. Nguyên nhân gây ra tình trạng cạn ối Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng cạn ối trong thai kỳ, cụ thể như: Màng ối bị vỡ sớm hoặc có một vết xước nhỏ dẫn đến rò rỉ nước ối. Bất thường ở nhau thai: Khi nhau thai không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, các hoạt động của thai sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến vòng tuần hoàn nước ối không được diễn ra đúng cách. Một dị tật ở thận hoặc hệ bài tiết của thai nhi dẫn đến thai không sản xuất đủ nước tiểu để bổ sung vào buồng nước ối. Thai già tháng: Khi đã quá tuần thai 40, nhau thai sẽ giảm dần các hoạt động dẫn đến nước ối bị giảm. Người mẹ có các bệnh lý như cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường hay không uống đủ nước. Dấu hiệu mẹ bầu bị cạn ối Trong thời gian mang thai thì mẹ bầu cần chú ý tới những sự thay đổi cơ thể của mình. Dấu hiệu cạn ối có thể dựa vào một số dấu hiệu như chu vi vòng bụng tăng lên chậm, trong khi mẹ có thể cảm nhận rất rõ hoạt động của thai nhi, thậm chí là thấy đau mỗi khi thai máy, đạp. Lý do là bởi lượng nước ối ít, mỗi hoạt động của thai đều tác động trực tiếp đến thành bụng, thành tử cung của mẹ. Để biết được chính xác có hiện tượng cạn ối thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số siêu âm được gọi là chỉ số nước ối (AFI) để chẩn đoán. Chỉ số AFI cho thấy lượng nước ối dưới 5cm hoặc dưới bách phân vị thứ 5, mẹ bầu sẽ được đưa vào nhóm báo động. Ngoài ra, các bác sĩ có thể dùng kỹ thuật đo độ sâu túi ối. Lượng nước ối dưới 500ml ở tuần thai 32-36 là cảnh báo tình trạng thiếu ối, cạn ối. Tuy nhiên, việc tiến hành đo nước ối cũng cần phải thực hiện nhiều lần để đưa ra kết luận chính xác, vì nếu thời điểm đo trùng với khi thai chưa bài tiết thì chỉ số nước ối sẽ thấp. Làm sao khi mẹ bầu bị cạn ối? Các mẹ bầu được chẩn đoán thiếu ối, cạn ối có thể được khắc phục bằng một biện pháp tạm thời, đó là truyền dịch để trực tiếp làm tăng lượng nước ối cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong trường hợp bác sĩ nhận định việc thiếu ối có nguy cơ gây nhiễm trùng cao hoặc tình trạng sức khỏe của thai nhi không được tốt thì sẽ chỉ định sinh mổ ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó thì mẹ cũng đừng quên việc uống đủ nước cho mình nhé. Việc uống nhiều nước giúp thúc đẩy tuần hoàn máu để đảm bảo lượng máu đến tử cung không bị giảm. Uống nhiều nước cũng rất có ích trong trường hợp mẹ bị mất nước. Không cần kén chọn với câu hỏi cạn ối nên uống gì. Ngoài nước lọc ra, mẹ bầu cần uống thêm sữa, nước cam, nước dừa, nước chanh và có chế độ dinh dưỡng đủ chất với hi vọng tăng lượng nước ối cho thai nhi. Trên đây là một số lưu ý về vấn đề cạn ối trong thai kỳ, hy vọng có thể cung cấp cho mẹ những thông tin bổ ích để chăm sóc thai kỳ một cách tốt nhất nhé.

Dấu hiệu cạn ối và cách xử lý dành cho mẹ bầu
9 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

hữu ích ạ, các mẹ bầu nên đọc bs kiến thức

VIP Member

Kiến thức hay quá. Thanks mom đaz chia sẻ

TapFluencer

hữu ích quá nè m

Hữu ích ạ

TapFluencer

hay quá ạ

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

hay ạ