Có nên dạy trẻ tập nói sớm không và những lưu ý mẹ cần biết

Bên cạnh việc dạy trẻ học ăn, dạy trẻ học nói cũng là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Đặc biệt, có nên dạy trẻ tập nói sớm không, dạy như thế nào để khả năng giao tiếp tốt, sử dụng ngôn ngữ linh loạt. Có nên dạy trẻ tập nói sớm không? Các chuyên gia cho biết, ngay từ lúc mới chào đời khả năng ngôn ngữ của trẻ đã được “kích hoạt”. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có tốc độ phát triển riêng, vì vậy có trẻ sẽ biết nói nhanh - biết nói chậm, hay nói nhiều - ít nói. Thông thường, 2 năm đầu đời là thời điểm phù hợp để trẻ em học nói và bố mẹ tập cho trẻ nói. Cụ thể: Trước 18 tháng tuổi: Trẻ phát ra những âm thanh bi bô, bập bẹ bắt chước bố mẹ và những người xung quanh. Thời điểm này, trẻ chưa nói được nhiều nhưng bắt đầu có nhận thức về ngôn ngữ và bước đầu học các quy tắc giao tiếp. Từ 18 tháng - 2 tuổi: Trẻ nói được những từ đơn giản như “ba ba”, “ma ma”, “bà bà”, “bế bế”… và những câu đơn giản từ 2 - 4 từ “mẹ đi làm về”, “dắt đi chơi”, “muốn uống nước”, hay thậm chí bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ “không chịu”, “không muốn”… Vậy có nên dạy trẻ tập nói sớm không? Theo các chuyên gia, những trẻ có bố mẹ siêng năng trò chuyện, giao tiếp mỗi ngày với con thay vì “giao” con cho tivi, ipad, điện thoại thông minh… sẽ biết nói từ rất sớm, nói được rất nhiều từ, khả năng nói ngày càng thuần thục. Do đó, nếu nhận thấy trẻ hóng chuyện/ hoặc muốn nói chuyện bố mẹ có thể dạy trẻ tập nói sớm mà không cần phải đợi… đến tuổi. Trẻ được xem là chậm nói nếu ở các cột mốc trên vẫn không có xu hướng muốn nói chuyện, luôn biểu đạt cảm xúc, nhu cầu cá nhân bằng tiếng khóc hoặc cử chỉ. Trường hợp này, bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và nghĩ đến việc đưa trẻ đi khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Dạy trẻ tập nói như thế nào? Tùy vào độ tuổi, tốc độ phát triển, tính cách… của trẻ mà bố mẹ có thể linh hoạt áp dụng một trong số/ hoặc tất cả các cách dạy trẻ tập nói dưới đây: Thường xuyên nói chuyện với trẻ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những trẻ nhỏ/ hoặc thậm chí trẻ sơ sinh, có bố mẹ siêng năng giao tiếp (có thể nói chuyện, kể chuyện/ đọc sách, hát ru…) với con sẽ giúp xây dựng các mối liên kết trong não bộ trẻ, từ đó giúp trẻ nhanh biết nói và nói “giỏi” hơn các bạn cùng trang lứa. Luôn dành thời gian trả lời và đặt các câu hỏi cho trẻ: Đây cũng là một cách giúp trẻ nhanh biết nói, đặc biệt khi trẻ bắt đầu có nhận thức và có sự quan tâm đến những thứ xung quanh mình. Để kích thích trẻ học nói nhanh, bố mẹ có thể áp dụng cách này đối với trẻ còn nằm nôi bằng việc liên tục đặt câu hỏi cho trẻ, ví dụ “con có đói không?”. Giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng: Bằng cách thường xuyên kể chuyện, đọc sách, cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi dễ thương và khuyến khích trẻ nhắc lại những từ đã nghe được. Nếu trẻ phát âm sai từ nào, bố mẹ sửa lại cho bé từ đó. Đồng thời, bố mẹ có thể chọn mua các sách truyện/ tranh ảnh nhiều màu sắc có các con vật, đồ vật gần gũi… và dạy trẻ học thuộc. Cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi vui nhộn, ca từ gần gũi: Âm nhạc cũng được xem là cách hay để dạy bé học nói. Việc lắng nghe các giai điệu, ca từ dễ thương trong bài hát sẽ giúp trẻ ghi nhớ rất nhanh, chưa kể, chúng cũng giúp khả năng phát âm, luyến láy của trẻ tốt hơn. Tóm lại, biết nói/ giao tiếp là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, nếu nhận thấy trẻ muốn nói chuyện bố mẹ hãy dạy trẻ học nói, đừng băn khoăn có nên dạy trẻ tập nói sớm không. Và để trẻ nói giỏi, bố mẹ có thể tham khảo những cách trên và dạy trẻ nhé! Xem thêm: - Yếu tố quyết định những thay đổi khi mang thai: http://bitly.ws/CiE5 - Dấu hiệu chuyển dạ sinh con rạ: http://bitly.ws/Czor

Câu hỏi phổ biến