LÀM GÌ KHI CON NHỎ LÀ F0?

Chiều qua tới giờ mình đã nghe 3-4 người bạn báo cả nhà bị F0, trong đó mấy bé nhỏ từ vài tháng tuổi đến 5/10 tuổi đều nhiễm😥. Triệu chứng của các bé đa phần là bé sốt nhẹ cho đến sốt cao, có bé có tiền sử co giật phải nhập viện. Mình chia sẻ bài này vì thấy hữu ích - 4 kinh nghiệm được BS Nhi đồng hướng dẫn cách chăm sóc trẻ F0 tại nhà và những dấu hiệu phải khẩn cấp đưa trẻ nhập viện (vì nhà có con nhỏ nên mình lo lắng lắm, lo tìm hiểu trước hết). Khi con được test là F0 thì ba mẹ cần bình tĩnh theo dõi và: 1️⃣. Đo SpO2 thường xuyên Nhiều người nghĩ người lớn mới cần theo dõi nồng độ oxy trong máu, nhưng sự thật, hơn bất kỳ ai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng cần được theo dõi SpO2 thường xuyên, nhất là các bé mắc COVID-19 được theo dõi và điều trị tại nhà. Bởi cơ thể của trẻ chưa ổn định như người lớn, các chỉ số SpO2, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp có thể thay đổi thất thường. Hơn nữa, trẻ chưa có đầy đủ nhận thức về sức khỏe, chưa thể nói cho chúng ta biết về những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể. 2️⃣. Cho bé vận động nhẹ: Sự vận động vừa sức sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm nhẹ các triệu chứng. Vì vậy đừng nên vì lo lắng mà bắt trẻ nằm nghỉ một chỗ. Dù bé có hơi sốt mà vẫn chơi đùa, chạy nhảy trong nhà thì đừng cản. Chú ý cho bé dùng hạ sốt đúng liều lượng, đúng loại cho trẻ em. 3️⃣.Dinh dưỡng hợp lý: Giai đoạn này cần cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng (tăng cường vitamin C như cam, ổi, nước chanh bổ sung kẽm vì bé bị covid dễ mất mùi vị ăn không thấy ngon…), ngủ đủ giấc, giữ vệ sinh môi trường sống, bé sẽ nhanh chóng đi qua tình trạng F0. Các F0 trẻ em thường cũng sớm âm tính hơn người lớn. 4️⃣.Vui vẻ, lạc quan: Ba mẹ đừng rối lên, có nhiều mẹ gọi mình mà khóc luôn, hichic😭. Cố gắng đừng để trẻ thấy sự lo âu quá độ của ba mẹ, nếu chẳng may cả nhà thành F0 và trong đó có bé, ba mẹ cũng nên bình tĩnh, khai báo y tế và xác định cần tự chăm sóc bản thân theo những hướng dẫn thông thường, nếu có triệu chứng nguy hiểm thì báo ngay, triệu chứng nhẹ như cảm cúm thì cũng uống thuốc hạ sốt (nếu sốt), tự chăm sóc như khi bị cảm cúm. Không có triệu chứng thì không cần làm gì mà theo dõi, bs dinh dưỡng, đo SP02 thường xuyên. Bên cạnh các hướng dẫn chung, ba mẹ cần lưu ý các triệu chứng ĐẶC BIỆT đó là: 🆘Khó thở, thở hụt hơi, hoặc bé có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. 🆘Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi; nhịp thở: ≥ 30 lần/phút đối với trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc). 🆘 Chỉ số SpO2 ≤ 95%. 🆘Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút. (Người lớn và trẻ lớn ≥ 5 tuổi). 🆘 Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo). (Người lớn và trẻ lớn ≥ 5 tuổi). 🆘 Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. 🆘Đặc biệt phải quan sát ý thức của trẻ xem con có bị: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. 🆘Để ý hiện trạng con như: Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. 🆘Nhất là các bé thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn, có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban… Đồng thời, bé có cơ địa béo phì, hay mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng, suy thận mạn, hoặc các bệnh mạn tính khác phải nhập viện can thiệp điều trị thường xuyên… ‼️Khi đó ba mẹ phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; Trạm y tế xã, phường; Trạm y tế lưu động hoặc trung tâm vận chuyển cấp cứu…. để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời. Mong rằng bài viết này hữu ích với các mẹ. Nhiều em bé con nhà bạn mình đã “lướt” qua covid nhẹ nhàng. Chúc cả nhà mình bình an, sống chung với dịch bệnh càng phải thật bình tĩnh và hiểu biết để xử trí mọi thứ tốt nhất nha các mẹ!

9 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

hay nè

2y ago

vâng m