Gợi ý một số cách giúp trẻ 6 tháng tuổi ngủ sâu và ngon giấc

Đối với trẻ 6 tháng tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, trí não. Vì vậy, việc đảm bảo trẻ ngủ đủ - ngủ ngon và sâu rất cần thiết. Ngủ đủ và ngon giấc sẽ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao - cơ bắp, phát triển não bộ, thoải mái về tinh thần, nâng cao hệ miễn dịch… Ngược lại, trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ chậm phát triển về mọi phương diện. Giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi như thế nào là đủ? 6 tháng tuổi, trẻ có nhiều thay đổi về thể chất, trí não, kỹ năng vận động… vì vậy thời gian ngủ của trẻ dần rút ngắn lại để đảm bảo “hoàn thành và phát triển” các kỹ năng/ hoạt động cơ bản cần có theo lứa tuổi. Trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm ngoài sữa mẹ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển; về vận động trẻ đã có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ của người lớn, biết sử dụng tay linh hoạt để cầm nắm đồ vật hay thậm chí kéo áo bố mẹ; thích tìm tòi - khám phá mọi thứ xung quanh đồng thời khả năng thị giác cũng phát triển khi có thể nhìn xa và phân biệt màu sắc… Theo đó, để đảm bảo trẻ phát triển tốt, các chuyên gia khuyên bố mẹ cần đảm bảo thời gian ngủ của trẻ 6 tháng tuổi khoảng 14 - 15 tiếng/ngày. Giai đoạn này trẻ có xu hướng ngủ một giấc dài vào ban đêm (khoảng 8 - 10 tiếng) và 2 - 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày (độ dài mỗi giấc tùy thuộc vào từng trẻ, nhưng trung bình trong khoảng thời gian từ 30 - 120 phút). Cách giúp giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi sâu và ngon So với việc đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, thì một giấc ngủ chất lượng - nghĩa là ngủ ngon và sâu giấc - thường được đánh giá cao. Bởi chất lượng giấc ngủ sẽ quyết định nhiều yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ ở hiện tại và trong tương lai. Vậy làm thế nào để giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi sâu và ngon? Nếu chưa biết bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo hữu ích dưới đây: Tạo không gian phòng ngủ cho trẻ dễ chịu thoải mái, nhiệt độ phòng mát mẻ (không quá nóng cũng không quá lạnh), hạn chế tối đa tiếng ồn (bên ngoài và trong nhà để trẻ nhanh chóng ngủ và ít bị giật mình), điều chỉnh đèn phòng ngủ ánh sáng dịu nhẹ. Cho trẻ ăn đủ no các bữa trong ngày, đặc biệt bú cữ sữa trước khi ngủ ít nhất 30 - 60 phút, không để trẻ đói hoặc ăn quá no điều này đều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không cần cho trẻ ăn đêm nếu trẻ không “đòi” và chuyên gia không “yêu cầu”. Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, thay quần áo, thay tã bỉm... Lưu ý, không mặc quần áo quá chật hoặc quá nhiều cho trẻ, nên mặc quần áo rộng rãi giúp lưu thông máu tốt, chất liệu thun cotton co giãn thấm hút mồ hôi, dễ thoát nhiệt. Thiết lập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ cũng như tập cho trẻ nhận diện các “tín hiệu” cần phải đi ngủ như: hôn trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe, hát ru… Bên cạnh đó không để trẻ ngủ nhiều, ngủ giấc quá dài vào ban ngày. Trong trường hợp nếu đã áp dụng tất cả mọi cách nhưng giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi vẫn không ngon và sâu, đặc biệt kèm theo quấy khóc, khó chịu, hay giật mình, đổ mồ hôi trộm… bố mẹ cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh lý nào đó hoặc cơ thể thiếu hụt vi chất. Lúc này hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời. Xem thêm: - Lợi ích của lưu trữ máu cuống rốn: http://bitly.ws/CzzM - Siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không: http://bitly.ws/Cyaq

10 Các câu trả lời

Câu hỏi phổ biến