XE TẬP ĐI CHO BÉ

Bài chia sẻ hơi dài... Khi thấy con bước sang giai đoạn tập đi, nhiều phụ huynh liền vội vã tìm mua xe tập đi cho bé. Thế nhưng cũng có không ít thông tin cho thấy việc sử dụng thiết bị hỗ trợ này chẳng những không mang lại lợi ích gì mà còn có thể gây hại cho bé. Có nên cho trẻ sử dụng xe tập đi không là băn khoăn phổ biến của rất nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Và câu trả lời cho câu hỏi này là “Không”. Từ lâu, Hoa Kỳ đã khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng xe tập đi (dạng cho bé ngồi bên trong xe hình tròn). Ở Canada thậm chí còn ra điều luật cấm sử dụng xe tập đi, nếu ai chứa chấp và bán xe tập đi có thể bị phạt đến 100.000 đô la và phạt tù đến 6 tháng. Vì sao xe tập đi lại bị cấm ở cả Hoa Kỳ và Canada? Vấn đề nằm ở chỗ xe tập đi là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích cho trẻ dưới 4 tuổi. Các vấn đề thường gặp ở trẻ bao gồm: 1. NGUY CƠ CHẤN THƯƠNG Nhiều cha mẹ nghĩ rằng xe tập đi là nơi an toàn mà mình có thể “gửi” bé vào đó trong vài phút. Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 10% số ca tai nạn chấn thương đầu nặng ở các bé có liên quan đến vật dụng này. Không những thế, hàng năm Bệnh viện Nhi cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bé bị ngã do xe tập đi lăn xuống bậc thềm cầu thang. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ có thể di chuyển với tốc độ khoảng 1m/giây khi ở trong xe tập đi. Theo các chuyên gia, tốc độ này là quá sức đối với một em bé và có thể dẫn đến mất thăng bằng. Khi trẻ bị mất thăng bằng và té ngã, đầu là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 82% trường hợp té ngã từ xe tập đi có thể dẫn đến chấn thương đầu ở trẻ nhỏ. Đầu trẻ nhỏ còn mềm và não vẫn còn đang phát triển, do đó bất cứ thương tích nghiêm trọng nào cũng có thể gây ra tác động lâu dài đến sức khỏe trong tương lai của bé. 2. TĂNG NGUY CƠ TƯ VONG DO TAI NẠN Xe tập đi không chỉ khiến bé dễ té ngã mà còn có thể gây ra nhiều tai nạn khác. Cụ thể, việc mẹ cho bé ngồi trong xe tập đi trong khi mẹ bận nấu nướng có thể khiến rủi ro trẻ bị bỏng tăng lên rất nhiều khi chẳng may con va vào bếp hoặc đồ ăn, nước nóng… Ngoài ra, khi đứng trong xe tập đi, tầm với của con có thể tăng lên. Do đó, bé sẽ dễ dàng tiếp cận với những vật nguy hiểm vốn nằm ngoài tầm với của mình, chẳng hạn như những vật lớn có thể rơi trúng đầu, các hóa chất độc hại và cả những nơi nguy hiểm như xô/chậu chứa nước hoặc bồn tắm, nơi trẻ có thể ngã, sặc và thậm chí là chết đuối. Nhiều cha mẹ bận bịu thường “nhốt con” trong xe tập đi trong khoảng thời gian nhất định và yên tâm rằng con không phải đối mặt với vấn đề gì nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này là không nên vì tai nạn có thể xảy ra rất nhanh và bạn không thể trở tay kịp. Dù bạn chỉ lơ là một giây thì những chuyện bất ngờ vẫn có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho bé. 3. CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Nhiều người quan niệm rằng dùng xe tập đi trẻ sẽ biết đi nhanh hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ dùng xe tập đi biết đi trễ hơn 1 tháng so với trẻ không dùng. Ngoài ra, xe tập đi cũng không giúp chân trẻ mạnh hơn mà ngược lại còn tác động sai đến quá trình cảm nhận hông và gối của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài ở vùng chậu, lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng xương, gây ra một số dị tật ở chân như chân vòng kiềng, chân chữ X. Khi di chuyển bằng xe tập đi, trẻ thường có xu hướng đứng bằng mũi bàn chân và ngón chân. Điều này vô tình khiến cơ bắp ở chân của con không phát triển đúng cách và bé sẽ không quen với việc đi bằng cả bàn chân. Nghiêm trọng hơn, hệ thần kinh cũng sẽ bị tước mất những thông tin cảm giác cần có để trẻ học đi. Ngoài xe tập đi cho bé, còn có những lựa chọn nào khác? Đa số các bác sĩ nhi khoa đều khuyến khích bố mẹ nên đặt trẻ lên sàn để trẻ tự lật, ngồi dậy, bò và đứng dậy. Điều này sẽ giúp các cơ bắp của trẻ được tăng cường sức mạnh, tạo tiền đề cho những bước chân vững chãi. Bạn có thể giúp bé bằng cách: Để bé bám vào chân mẹ và tự đứng dậy, sau đó giúp bé gập đầu gối để từ từ ngồi xuống nhằm tránh tổn thương phần mông và xương cột sống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau: • Khi tập đi cùng bé, bạn hãy dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một, không thúc đẩy hay kéo bé vì như vậy có thể gây trật cổ tay và xương vai. Bạn nên nâng từ khuỷu tay hay vai hoặc quỳ trước mặt và đỡ con bằng hai tay để giúp bé di chuyển. Khi bé đã đi thành thạo, bạn có thể dùng tay dắt bé đi. • Khi tập đi trong nhà, bạn không cần phải đi giày cho con bởi việc đi lại bằng chân không sẽ giúp bé cảm nhận rõ hơn về từng bước đi và cân bằng hơn. Nếu con đã đến giai đoạn tập đi và bạn muốn cho bé dùng xe tập đi thì có thể cho bé sử dụng LOẠI XE BÉ ĐI TỪ ĐẰNG SAU ĐẨY TỚI. Loại xe này sẽ an toàn hơn và giúp bé học đi nhanh hơn so với dạng xe tròn để bé ngồi bên trong. LỜI KHUYÊN KHI SỬ DỤNG XE TẬP ĐI • Dẹp tất cả các vật nguy hiểm mà bé có thể với tới được như dao, kéo, vật dễ vỡ… • Kiểm tra đầy đủ các chi tiết của xe tập đi trước khi mua để đảm bảo an toàn cho trẻ. • Khi đặt bé vào xe tập đi, hãy đảm bảo rằng có một người lớn luôn bên cạnh và để mắt đến bé. • Chọn loại xe có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, thiết kế chắc chắn, không có góc sắc nhọn. • Đừng để con dùng xe quá 15 phút mỗi lần. • Luôn luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi lắp ráp và sử dụng. Tập đi là một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nếu có ý định mua xe tập đi dạng tròn cho bé, bạn cần cân nhắc thật kỹ các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trước khi quyết định nhé.

XE TẬP ĐI CHO BÉ
24 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

Đr hôm nọ em cũng đọc đc 1 bài nói là xe tập đi dạng tròn ngồi bên trong k tốt cho sự tập đi của bé

3y ago

Vâng.

VIP Member

Xe đẹp quá mom Tram oi. Đấu giá sắp tới có xe này nè hí hí

3y ago

lần đầu thấy ad hí hí 😁😁😁🤣🤣🤣 đáng eo quá nhèo 😘😍🤩

TapFluencer

ở canada mua bán xe này bị phạt 10 ngàn đô ca thôi mẹ ạ.

TapFluencer

nhà mk cũng cho tập di xe con gà gỗ thôi . k cho đi xe tròn

TapFluencer

e dc ht bài mún xỉu un... nhưng cực kì huu ích ạ ♥

3y ago

hơi dài thiệt

TapFluencer

hữu ích nha bà. Mới bik á 😃

VIP Member

chia sẻ hữu ích nè🥰

VIP Member

cảm ơn mom đã chia sẽ

thanks m đã chia sẻ

VIP Member

xe đẹp m nhỉ