Bà bầu ngồi xổm liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Bà bầu ngồi xổm có nên hay không? Ngồi xổm thì có tác hại gì cho em bé hay sức khỏe người mẹ? Lâu lâu ngồi xổm một chút thì có sao? Thực ra là mẹ bầu cần tránh chuyện ngồi xổm khi mang thai nhé. Theo các bác sĩ sản khoa cho biết các bà bầu không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ bởi phần cơ thể dưới và cột sống của bà bầu đã phải chịu áp lực của thai nhi. Nếu bà bầu ngồi xổm sẽ khiến các mạch máu bị ùn tắc, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu dễ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị suy giãn, phù nề nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, nếu ngồi xổm trọng tâm sẽ đổ về phía trước nhiều dễ dẫn đến ngã, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, khi bụng to dần lên nếu ngồi xổm sẽ gây áp lực lên tử cung, phần thai nặng đè lên bàng quang, làm tăng áp lực bàng quang và gây đau. Tuy nhiên, các bác sĩ lại khuyên các bà bầu sắp sinh nên ngồi xổm để xương chậu giãn nở và ép lên tử cung sẽ dễ sinh hơn. Đồng thời, tư thế ngồi xổm đúng cách sẽ giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi, giảm căng thẳng và áp lực cho mẹ, ngăn cản và đẩy lùi thoát vị đĩa đệm. Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, bụng bầu chưa to nên cơ thể người mẹ vẫn rất linh hoạt. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ. Những áp lực đè nén lên tử cung khi ngồi xổm có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên hạn chế ngồi xổm kể cả trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Các mẹ bầu nhớ nha, dù thân hình như nào đi nữa thì cũng tránh việc ngồi xổm trong thời gian thai kỳ, tránh ảnh hưởng tới mẹ và bé nha.

Bà bầu ngồi xổm liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
2 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích