Quỳnh Quỳnh profile icon
BronzeBronze

Quỳnh Quỳnh, VietNam

Tác giả
My Orders
Posts(5)
Replies(0)
Articles(0)

Giúp mẹ nhận biết thế nào là thai máy yếu?

Thế nào là thai máy yếu? Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ. Nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, thai phụ phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai bằng những phương pháp khác. Nguyên nhân thai máy ít Thai máy ít có thể do người mẹ kiểm tra cử động thai vào thời điểm thai đang ngủ hoặc có thể do tình trạng sức khoẻ kém của thai. Các hoạt động của bé trong bụng mẹ không theo một lịch trình nào cả. Cần nhớ là bé hoạt động 1 giờ/ngày là đủ và không nhất thiết ngày phải diễn ra cùng một khoảng thời gian mỗi ngày. Khi thai nhi ngày càng phát triển và bụng mẹ dần trở nên chật chội, cường độ hoạt động của bé có thể giảm đi. Ngoài ra, những thai phụ có thành bụng dày sẽ khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá nhiều hay quá ít cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận thai máy của mẹ. Thai 18 tuần máy ít Thai được 8 tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Tuy nhiên, những cử động này nhẹ và khối lượng thai quá nhỏ nên các thai phụ chưa thể cảm nhận. Thông thường người mẹ bắt đầu cảm thấy cử động của thai khi bầu vào khoảng 28-32 tuần, vì vậy thai 18 tuần máy ít là hiện tượng bình thường, thai phụ không nên quá lo lắng. Khi thai phụ tự theo dõi thai máy trong hai tháng cuối, nếu thấy ít hơn mức tối thiểu 3-4 cử động thai trong một giờ thì có thể theo dõi tiếp trong một giờ nữa hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

Read more
Giúp mẹ nhận biết thế nào là thai máy yếu?
 profile icon
Write a reply

Ngực thay đổi khi mang thai như thế nào?

Ngực thay đổi khi mang thai mà mẹ bầu cần biết Ngứa, sưng, nhạy cảm và nhạy đau Với nhiều mẹ bầu, sự nhạy cảm ở ngực chính là dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Nguyên nhân của thay đổi này là bởi lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể bạn tăng lên. Ngực bạn sẽ trở nên ngứa ran kèm với sự thay đổi nhiệt độ. Kích cỡ ngực lớn hơn Trong thời gian đầu mang thai, mỡ sẽ tích tụ trong vú và tuyến sữa tăng kích cỡ. Đến tuần thứ 6, ngực bạn sẽ lớn lên đáng kể và tiếp tục phát triển cả về kích thước và trọng lượng trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Ngực bị ngứa và căng da Khi ngực bạn phát triển, da bạn sẽ căng ra. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy ngứa và da sẽ xuất hiện những vết rạn. Mạch máu to hơn Trong suốt thời kì mang thai, bạn cần cùng cấp thêm máu đến thai nhi và cả ngực. Điều này có thể khiến mạch máu giãn ra và hiện thành những vết ngoằn nghèo màu tím dưới da. Núm vú sạm đi và thâm quầng Núm vú của bạn sẽ sạm đi và lồi ra. Quầng vú sẽ lớn lên và sạm đi. Các tuyến nhỏ sẽ hiện ra trên bề mặt quầng vú khiến bề mặt quầng vú sẽ thô ráp và gập ghềnh. Những tuyến này sẽ tiết chất nhờn để giữ núm vú của bạn không bị khô và bị nứt. Rỉ dịch Đến gần cuối thai kì, một vài mẹ bầu sẽ nhận thấy ở đầu núm vú của họ có rỉ dịch. Dịch này là sữa non, là loại sữa giúp mẹ nuôi bé sơ sinh trước khi mẹ có thể tạo ra sữa thực sự. Sữa non có thể tự tiết ra hoặc được kích thích bởi việc mát xa hay quan hệ tình dục. Bạn có thể làm gì khi cảm thấy không thoải mái với những thay đổi ở ngực? Bạn khó có thể giảm đau hoặc giảm căng tức ở ngực, nhưng có thể giúp cơ thể mình thoải mái hơn khi: Sử dụng áo ngực bổ trợ Bạn nên mặc loại áo ngực cho mẹ bầu để thoải mái hơn và hỗ trợ cơ lưng. Khi ngực bạn lớn hơn, bạn phải đổi loại áo ngực phù hợp hơn và không gây kích ứng. Đồng thời, bạn hãy chọn loại áo có nhiều móc áo và làm bằng cotton thay vì sợi tổng hợp để da được thông thoáng hơn . Dùng miếng thấm ngực Bạn có thể sử dụng miếng thấm ngực nếu có dấu hiệu rỉ sữa non khi mang thai. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ngực trần vài lần mỗi ngày và sau khi tắm. Tắm Bạn nên sử dụng xà phòng để làm sạch bộ ngực, gồm cả núm vú và quầng vú để giúp ngực khô thoáng hơn. Hãy lưu ý sử dụng nước ấm khi tắm nhé. Khi nào nên đến bác sĩ với tình trạng ngực của mẹ bầu? Nếu bạn không có bất kì dấu hiệu thay đổi ngực khi mang thai, có thể là bạn đang gặp vấn đề. Nếu đã từng qua phẫu thuật vú (ví dụ như cấy hoặc sinh thiết) trước khi có thai, bạn nên cho bác sĩ sản khoa biết. Trong một vài trường hợp như xơ nang vú dù không cần phải điều trị, các mẹ bầu nên kiểm tra hằng tháng để kiểm soát tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân và thai nhi.

Read more
Ngực thay đổi khi mang thai như thế nào?
TapFluencer
 profile icon
Write a reply