Nguyễn Thị Kiều Phương profile icon
GoldGold

Nguyễn Thị Kiều Phương, VietNam

Tác giả

About Nguyễn Thị Kiều Phương

Queen of 2 active prince

My Orders
Posts(7)
Replies(64)
Articles(0)

Uống sắt (axit folic) thế nào cho hiệu quả?

Dù mơ màng hay rất rõ chi tiết thì ai cũng hiểu một điều rất ngắn gọn là phụ nữ đặc biệt là giai đoạn bầu, sau sinh cần bổ sung thêm sắt. Vậy tại sao cần? Nói đơn giản cho dễ hiểu thì sắt tạo ra một loại protein (hemoglobin) thành phần quan trọng trong máu, giúp đưa oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Vậy uống sắt thế nào cho đúng, để cơ thể có thể hấp thu được tối đa? Quá trình hấp thu sắt bắt đầu từ dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra tại hành tá tràng và ở mức độ ít hơn tại đoạn đầu ruột non. Vậy nên uống sắt lúc bụng đói sẽ giúp hấp thu thấp nhất. Buổi sáng là lúc lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất và cần sắt nhất.. Nên tóm lại uống sắt trước khi ăn sáng sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt nhất, khuyến khích là 30 phút trước ăn. Và một điểm cần lưu ý nữa là uống sắt nên kết hợp với vitamin C vì vitamin C sẽ giúp rút ngắn quá trình chuyển hóa sắt từ dạng thuốc bào chế sang dạng phân tử mà cơ thể hấp thụ được. Nhưng mình cũng từng thắc mắc. Vitamin C không nên uống khi bụng đói vì sẽ làm ảnh hưởng dạ dày. Cho đến khi mình tìm được Bio C Plus của Nutrilite. Hàm lượng vitamin C cao. Thành phần organic được lấy từ chính những cánh đồng hữu cơ của Nutrilite. Và đặc biệt không chứa axit gây ảnh hưởng đến dạ dày. Vậy nên cứ mỗi sáng là mình yên tâm uống một viên Bio C Plus kèm với Iron-folic. Bạn nào muốn mua thì đặt hàng web này nha amway.com.vn. Ship toàn quốc phí ship chỉ 25k. Mình có tài khoản của bên đây nên có thể hỗ trợ các bạn mua trên web này với giá thấp hơn 5% hoặc giá gốc tùy vào số lượng. Cần thì nhắn tin hoặc gọi mình 0906 894 894. #chiase #chamsocsuckhoe

Read more
Uống sắt (axit folic) thế nào cho hiệu quả?
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Khoa học hay dân gian?

Chăm con theo khoa học hay chăm con theo dân gian? Thật ra với mình khi chăm 2 con nhỏ thì không có ranh giới rạch ròi giữa khoa học với dân gian. Ở mỗi trường hợp mình tin điều nào là tốt cho con mình thì mình làm. Nên mình hay gọi là chăm con theo cách của mẹ. Nhưng nhìn chung thì có vẻ mình áp dụng nhiều kiến thức của thời hiện tại hơn là của ông bà xưa. Mình đọc sách về cách chăm con ốm, tích lũy kinh nghiệm qua những lần con ốm để rồi mỗi lần con ốm là mình theo dõi, thăm khám bác sĩ, không bài xích kháng sinh nhưng cũng không lạm dụng kháng sinh. Con ngứa ngáy mẫn đỏ, mình để những bài thuốc tắm lá dân gian qua 1 bên, mình ưu tiên thăm khám bác sĩ. Thật ra không phải tự nhiên mà những bài tắm dân gian đó có thể lưu truyền đến hiện tại. Có lý do của nó hết. Nó có công dụng đó, nhưng có thể chậm. Và trong những chất từ lá tắm giúp bé khỏi ngứa thì còn có những chất khác nữa, có thể tác dụng phụ mà mình không biết được. Rồi phải sơ chế kỹ lưỡng để tránh bé đã ngứa lại thêm bị nhiễm trùng da. Ngày xưa khi khoa học chưa phát triển, khi chưa thể chiết xuất được các chất điều trị thì ông bà mình cũng áp dụng bài dân gian và nuôi bao nhiêu đứa con lớn mạnh. Nhưng nay khoa học phát triển rồi, đã chiết xuất được đúng các chất cần để điều trị, loại bỏ các chất không cần thiết, hạn chế tình trạng tác dụng phụ. Mình vẫn áp dụng dân gian cho con như mật ong pha gừng làm ấm cổ họng. Kể cả nhưng niềm tin tâm linh như treo xương rồng cho con đỡ giật mình. Mình tự tin có thể xử lý những trường hợp nhẹ nhàng của con, cả của chồng như ho, sổ mũi không nhiễm khuẩn, tiêu chảy...bằng khoa học, bằng dân gian từ việc tích lũy kinh nghiệm sau những lần con bệnh. Đó là mình gọi "chăm con theo cách của mẹ". #chiase #chamcon

Read more
 profile icon
Write a reply