Trâm profile icon
PlatinumPlatinum

Trâm, VietNam

Thành viên VIP

About Trâm

Má Bé Kem

My Orders
Posts(90)
Replies(27346)
Articles(0)

???SỮA MẸ CÓ THỰC SỰ TỐT???

Sốt dùng kháng sinh bị mất sữa. Con 10m mẹ ít sữa nhưng vẫn muốn cho con bú sữa mẹ là vì đây (Nhìn vào 2 bức ảnh này bạn thấy gì?) Đây là 2 bức ảnh mình đã cắt ở 2 video so sánh sữa mẹ và sữa công thức của một mẹ sữa người Mỹ khi cô dùng kính hiển vi soi một giọt sữa mẹ và một giọt sữa công thức. Thật kỳ diệu phải không ạ! Sữa mẹ ngoài chất dinh dưỡng, nước chất béo còn có cả một đội quân tế bào bạch cầu di chuyển linh hoạt và có thể tự thay đổi để phù hợp với thể trạng nhu cầu của bé giúp bé có sức đề kháng tốt nhất còn sữa công thức thì KHÔNG HỀ CÓ! Mình ủng hộ việc nuôi con sữa mẹ hoàn toàn và mong muốn các mẹ hãy cùng vững tâm nuôi con sữa mẹ. Gạt đi quan niệm: ✔️Sữa công thức đắt tiền mới nhiều chất ✔️Sữa mẹ nóng càng lớn càng ít và hết chất ✔️Sữa mẹ nhạt chả có gì ✔️Cho bú lâu hư người lười ăn đi ✔️Đi lớp rồi cai sữa đi .... Quảng cáo sữa ngoài vẫn luôn phải có câu “sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, “cho con bú ít nhất 24 tháng” để biết tầm quan trọng của sữa mẹ! Nuôi 2 đứa con rồi nhưng em Hoàn chưa bao giờ để ý đến những câu nói: Con nhà người ta thế này, con nhà người ta uống thêm sữa ngoài thích lắm, Sao con nhà mày bé thế?... rồi thì chuyện ăn dặm: Con nhà người ta 4 tháng ăn được 3 bữa bột rồi, Bé mút tay là đói rồi,... Chúng ta nhìn xa hơn 1 chút nhé, đừng chạy theo cân nặng mà tội cho con: Nuôi bé rồi nhưng chưa bao giờ biết bệnh viện Xanh Pôn chỗ nào, viện Nhi TW ở đâu, hay đơn giản là bệnh viện huyện ra sao, Chẳng phải tự hào đâu, nhưng làm mẹ là bản năng, nuôi con cả đời chứ đừng lo đến chuyện con no hay đói 1 bữa! Chính vì vậy, các mẹ nuôi con sữa mẹ hoàn toàn đừng lung lay mà hãy vững tâm lên nhé!!! ❤️❤️❤️❤️ Nguồn : coppy các mẹ đọc tham khảo nhé

Read more
???SỮA MẸ CÓ THỰC SỰ TỐT???
undefined profile icon
Write a reply

LÀM GÌ KHI CON NHỎ LÀ F0?

Chiều qua tới giờ mình đã nghe 3-4 người bạn báo cả nhà bị F0, trong đó mấy bé nhỏ từ vài tháng tuổi đến 5/10 tuổi đều nhiễm😥. Triệu chứng của các bé đa phần là bé sốt nhẹ cho đến sốt cao, có bé có tiền sử co giật phải nhập viện. Mình chia sẻ bài này vì thấy hữu ích - 4 kinh nghiệm được BS Nhi đồng hướng dẫn cách chăm sóc trẻ F0 tại nhà và những dấu hiệu phải khẩn cấp đưa trẻ nhập viện (vì nhà có con nhỏ nên mình lo lắng lắm, lo tìm hiểu trước hết). Khi con được test là F0 thì ba mẹ cần bình tĩnh theo dõi và: 1️⃣. Đo SpO2 thường xuyên Nhiều người nghĩ người lớn mới cần theo dõi nồng độ oxy trong máu, nhưng sự thật, hơn bất kỳ ai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng cần được theo dõi SpO2 thường xuyên, nhất là các bé mắc COVID-19 được theo dõi và điều trị tại nhà. Bởi cơ thể của trẻ chưa ổn định như người lớn, các chỉ số SpO2, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp có thể thay đổi thất thường. Hơn nữa, trẻ chưa có đầy đủ nhận thức về sức khỏe, chưa thể nói cho chúng ta biết về những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể. 2️⃣. Cho bé vận động nhẹ: Sự vận động vừa sức sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm nhẹ các triệu chứng. Vì vậy đừng nên vì lo lắng mà bắt trẻ nằm nghỉ một chỗ. Dù bé có hơi sốt mà vẫn chơi đùa, chạy nhảy trong nhà thì đừng cản. Chú ý cho bé dùng hạ sốt đúng liều lượng, đúng loại cho trẻ em. 3️⃣.Dinh dưỡng hợp lý: Giai đoạn này cần cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng (tăng cường vitamin C như cam, ổi, nước chanh bổ sung kẽm vì bé bị covid dễ mất mùi vị ăn không thấy ngon…), ngủ đủ giấc, giữ vệ sinh môi trường sống, bé sẽ nhanh chóng đi qua tình trạng F0. Các F0 trẻ em thường cũng sớm âm tính hơn người lớn. 4️⃣.Vui vẻ, lạc quan: Ba mẹ đừng rối lên, có nhiều mẹ gọi mình mà khóc luôn, hichic😭. Cố gắng đừng để trẻ thấy sự lo âu quá độ của ba mẹ, nếu chẳng may cả nhà thành F0 và trong đó có bé, ba mẹ cũng nên bình tĩnh, khai báo y tế và xác định cần tự chăm sóc bản thân theo những hướng dẫn thông thường, nếu có triệu chứng nguy hiểm thì báo ngay, triệu chứng nhẹ như cảm cúm thì cũng uống thuốc hạ sốt (nếu sốt), tự chăm sóc như khi bị cảm cúm. Không có triệu chứng thì không cần làm gì mà theo dõi, bs dinh dưỡng, đo SP02 thường xuyên. Bên cạnh các hướng dẫn chung, ba mẹ cần lưu ý các triệu chứng ĐẶC BIỆT đó là: 🆘Khó thở, thở hụt hơi, hoặc bé có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. 🆘Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi; nhịp thở: ≥ 30 lần/phút đối với trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc). 🆘 Chỉ số SpO2 ≤ 95%. 🆘Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút. (Người lớn và trẻ lớn ≥ 5 tuổi). 🆘 Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo). (Người lớn và trẻ lớn ≥ 5 tuổi). 🆘 Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. 🆘Đặc biệt phải quan sát ý thức của trẻ xem con có bị: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. 🆘Để ý hiện trạng con như: Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. 🆘Nhất là các bé thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn, có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban… Đồng thời, bé có cơ địa béo phì, hay mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng, suy thận mạn, hoặc các bệnh mạn tính khác phải nhập viện can thiệp điều trị thường xuyên… ‼️Khi đó ba mẹ phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; Trạm y tế xã, phường; Trạm y tế lưu động hoặc trung tâm vận chuyển cấp cứu…. để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời. Mong rằng bài viết này hữu ích với các mẹ. Nhiều em bé con nhà bạn mình đã “lướt” qua covid nhẹ nhàng. Chúc cả nhà mình bình an, sống chung với dịch bệnh càng phải thật bình tĩnh và hiểu biết để xử trí mọi thứ tốt nhất nha các mẹ!

Read more
undefined profile icon
Write a reply