Lợi Lợi profile icon
BronzeBronze

Lợi Lợi, VietNam

Tác giả
My Orders
Posts(4)
Replies(0)
Articles(0)

Mẹ bầu khi đi bơi cần chú ý điều gì?

Bà bầu đi bơi và những lưu ý Để tham gia môn thể thao này mà vẫn đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, bạn cần lưu ý một số điều sau đây: Không đi bơi nếu bạn có dấu hiệu động thai và dọa sinh non hoặc đã từng có tiền sử sảy thai, sinh non, tiểu đường, cao huyết áp. Ngoài ra, bạn không nên đi bơi ở những tháng đầu và giai đoạn cuối của thai kỳ. Bạn có thể yên tâm đi bơi khi mang bầu ở tuần thứ 23 vì thai nhi đã bước vào giai đoạn ổn định. Bạn chỉ nên bơi khoảng 30 phút mỗi ngày và lựa chọn những động tác bơi nhẹ nhàng, tránh lặn sâu vì áp lực nước có thể ảnh hưởng đến tử cung. Nước hồ bơi không quá lạnh hay quá nóng, tốt nhất là từ 29 – 32 độ C. Ngoài ra, bạn không nên bước xuống bể khi trời nắng gắt hoặc có gió lạnh. Tốt nhất là bơi trong nhà để tránh tia cực tím chiếu trực tiếp vào da. Một điều thai phụ phải đặc biệt chú ý là tránh những lối đi trơn trượt, dễ té ngã. Khởi động kỹ trước khi xuống hồ bơi để đề phòng chuột rút và lên bờ ngay nếu cảm thấy mệt hay chóng mặt. Đừng quên vệ sinh cơ thể thật kỹ sau khi bơi để tránh các bệnh về đường hô hấp hay bệnh phụ khoa. Lợi ích không ngờ của bơi lội đối với mẹ bầu Bơi lội vốn là môn thể thao tốt cho sức khỏe và vóc dáng. Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu vì lo lắng cho sức khỏe mà phải từ bỏ môn thể thao yêu thích. Tuy nhiên, các bác sĩ sản phụ khoa lại cho rằng, từ tuần thứ 23 của thai kỳ, mẹ bầu nên đi bơi đều đặn để cải thiện sức khỏe và trút bỏ những mệt mỏi, căng thẳng khi mang thai. Đặc biệt với những thai phụ bị đau lưng và phù nề tay chân, bơi lội còn mang lại hiệu quả vật lý trị liệu tích cực. Kết hợp chuyển động toàn thân dưới nước giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm sưng phù và giảm áp lực từ tử cung xuống xương chậu. Khi ngâm mình dưới nước, mẹ bầu có thể thư giãn xương khớp và luyện tập cơ lưng cho hệ xương khớp dẻo dai. Môn thể thao này còn giúp mẹ bầu hạn chế việc tăng cân quá nhanh và xóa tan những mệt mỏi đến từ triệu chứng của thai kỳ.

Read more
Mẹ bầu khi đi bơi cần chú ý điều gì?
VIP Member
 profile icon
Write a reply

Lưu ý cho mẹ bầu bị ớn lạnh khi mang thai

Hiện tượng ớn lạnh khi mang thai là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng có một số trường hợp là do các nguyên nhân bệnh lý. Mang thai là cả một quá trình dài và tiềm ẩn các rủi ro xuất hiện những triệu chứng bất thường về sức khoẻ, ớn lạnh khi mang thai là một trong những triệu chứng đó. Hiện tượng ớn lạnh khi mang thai là gì? Thân nhiệt của người mẹ trong thai kỳ sẽ tăng lên do sự tăng lên của hormone Progesterone. Cụ thể, nhiệt độ của mẹ bầu cao hơn của người không mang thai 0,5 độ, rơi vào khoảng 36,9 – 37,2 độ C. Khi cơ thể ấm lên, vùng dưới đồi nắm bắt tín hiệu và ra sức điều hoà thân nhiệt, tạo ra cảm giác mát mẻ, thậm chí ớn lạnh khi mang thai. Tuy nhiên, đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên nên sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Ớn lạnh khi mang thai thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất, dù không nguy hiểm nhưng cũng làm mẹ bầu mệt mỏi, cơ thể yếu hơn, kém ăn uống và ngủ không sâu giấc. Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến ớn lạnh khi mang thai Thiếu máu do thiếu sắt: thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai dễ thấy với các biểu hiện như: da nhợt nhạt, mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, cùng với đó là cảm giác ớn lạnh, tay chân lạnh. Nhiễm trùng: bao gồm các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hô hấp trên, nhiễm trùng virus tiêu hóa. Suy giáp khi mang thai cũng gây cho mẹ bầu cảm giác ớn lạnh. Căng thẳng và lo âu quá mức: Mẹ bầu sẽ có rất nhiều trạng thái tâm lý cùng việc suy nghĩ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng căng thẳng và ớn lạnh. Lưu ý cho mẹ bầu bị ớn lạnh khi mang thai Đa số các mẹ thường có cảm giác ớn lạnh về chiều khi mang thai 3 tháng đầu và giảm dần trong các tháng sau đó do cơ thể đã thích nghi được với hàm lượng hormone thay đổi trong thời kỳ đầu. Ngoại trừ các trường hợp bệnh lý như suy giáp, nhiễm trùng, thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và em bé, còn lại đều không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều hoa quả tươi, ăn các loại hạt và quả hạch. Ăn thực phẩm có nhiều vitamin A với số lượng vừa phải. Hạn chế những thực phẩm có nhiều i-ốt, vì hấp thu quá nhiều i-ốt sẽ làm cho chức năng của tuyến giảm suy giảm, từ đó có thể dẫn đến cảm giác ớn lạnh khi mang thai. Hạn chế các thực phẩm chứa quá nhiều đường như bánh ngọt, nước trái cây đóng hộp Mặc nhiều quần áo 100% cotton để thấm hút mồ hôi, tránh nơi có gió thổi mạnh. Cần đảm bảo mẹ bầu ngủ đủ giấc, không để rơi vào tình trạng quá căng thẳng. Đi bộ, tập yoga, massage, xoa ấm 2 bàn tay và bàn chân khi cảm thấy lạnh để làm tăng thân nhiệt. Hiện tượng ớn lạnh khi mang thai 3 tháng đầu là điều bình thường, mẹ bầu không cần phải lo lắng quá nhưng nếu nghi ngờ về bệnh lý, mẹ có thể liên hệ với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

Read more
Lưu ý cho mẹ bầu bị ớn lạnh khi mang thai
VIP Member
 profile icon
Write a reply