Hướng dẫn cho ăn khi trẻ bị bệnh

Thời tiết giao mùa là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị ốm do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Vậy cần làm gì trong những trường hợp này? Bố mẹ có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé. Khi con bị sốt Nếu nhiệt độ cơ thể của bé trên 37.5 độ C, nghĩa là bé đã bị sốt. Sốt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh và nhiều hiện tượng, do cơ thể phản ứng với các bệnh nhiễm khuẩn như viêm mũi họng, viêm amydal, nhiễm virus, viêm phổi... do cơ thể bị nóng lạnh đột ngột hoặc có những có những biến đổi về chuyển hoá. Nếu bé sốt 3-4 ngày, có bị sổ mũi, hắt hơi hay phát ban nhưng vẫn tỉnh táo và ăn uống được thì đó thường là sốt lành tính. Nếu bé sốt kèm các dấu hiệu như li bì, khó thở, vật vã... thì hãy đưa bé đi khám ngay. Thường khi sốt bé sẽ chán ăn, vì thế đồ ăn nên chế biến loãng, dễ nuốt, ưu tiên những món hợp khẩu vị và cho bé ăn nhiều bữa. Thịt gà, bò, rau xanh là các món lành đối với bé lúc này. Các món ăn mát như cháo đậu xanh hạt sen, các món canh rau xanh... Khi bé sốt cũng bị mất nước, rối loạn điện giải nên mẹ cho bé uống nhiều nước, nhất là nước quả tươi như nước cam, nước dừa, nước dưa hấu, sinh tố xoài, sữa chua cũng rất tốt. Mẹ có thể làm mát một chút các thức uống này để bé dễ uống bằng cách bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, nhưng nhớ không nên bỏ đá trực tiếp vào để tránh nhiễm khuẩn. Nếu trẻ bị nôn trớ Nôn trớ là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày (thức ăn, dịch dạ dày...) bị tống ra ngoài theo đường miệng. Có khoảng 20-50% bé sơ sinh thường bị nôn trớ sau khi ăn do dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, nhưng ngoài 12 tháng tuổi sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Nôn trớ cũng là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị 1 số bệnh, mẹ nên đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp và chuẩn bị cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dù sao mẹ cũng nên xác định tinh thần là bé sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn đầu đời. - Ngộ độc/dị ứng thức ăn -> Ngừng cho bé ăn thức ăn gây ngộ độc/dị ứng, để bé nôn hết phần thức ăn đã ăn, không dùng thuốc chống nôn. Chuyển sang cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và ăn làm nhiều bữa để bù lại. - Ép ăn khiến bé sợ và có phản xạ nôn trớ. –> Không ép bé ăn Mùi vị/loại thức ăn không hợp với bé -> Chọn thức ăn hợp khẩu vị với bé - Bé ăn quá no -> Tránh cho bé ăn quá no. Khi ăn xong ôm bé hoặc đặt bé ở tư thế đầu cao hơn thân khoảng 10-15 phút - Kỹ thuật đưa thức ăn vào miệng bé không đúng -> Không cho bé ăn miếng quá lớn. Không để thìa trong miệng trẻ quá lâu khiến thìa chạm vào răng, họng gây phản xạ nôn. - Các bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp môn vị, viêm ruột, tiêu chảy cấp, viêm tai mũi họng, viêm phổi và nhiều bệnh khác đều có thể khiến bé bị nôn trớ. Khi bị bệnh, ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ cần cho bé một chế độ ăn hợp lý. Với đa số các bệnh gây nôn trớ, mẹ nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, ít xơ (thịt lợn, thịt gà, cà rốt, đu đủ, chuối, sữa chua) chế biến lỏng, tránh các thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng (bắp cải, súp lơ, táo, đậu, đồ chiên, xào nhiều chất béo), ăn làm nhiều bữa nhỏ. Riêng đối với bệnh trào ngược thực quản, mẹ cũng cho bé ăn làm nhiều bữa, các thức ăn dễ tiêu, nhưng nên chế biến đặc hơn. Ăn gì khi con bị ho Ho là một phản ứng của cơ thể nhằm tống các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài, giống như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Bé có thể bị ho do cảm lạnh, thường kèm chảy nước mũi và sốt. Bệnh do vi rút gây ra nên dùng kháng sinh không có tác dụng, chỉ điều trị triệu chứng và chăm sóc tại nhà là bé có thể khỏi trong vòng 2 tuần. Nhưng ho cũng có thể do bé bị viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, amydal) hoặc viêm đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, khí quản, phế quản, phổi). Bé bị ho thường đau rát họng nên mẹ hãy nấu các món dễ nuốt, dễ tiêu, các món loãng cũng làm loãng đờm nhớt giúp bé đỡ ho và ăn bớt nôn trớ. Vẫn nên cho dầu mỡ vào bát bột/cháo của bé. Cho bé ăn các thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng như thịt bò, thịt gà, trứng, rau quả có màu xanh đậm và đỏ như rau dền, bí đỏ, táo, lê... Mẹ tránh cho bé ăn thực phẩm lạnh, các thực phẩm béo, ngọt (lạc, socola...), đồ chiên rán vì sẽ khiến đờm sinh ra nhiều hơn. Theo dân gian khi bị ho thì kiêng ăn thịt gà, tôm cua, cá nhưng điều này không có cơ sở khoa học, nên mẹ hãy yên tâm làm đa dạng bữa ăn cho bé. Tất nhiên không loại trừ khả năng 1 số bé nhạy cảm với mùi vị nên khi ho không hứng thú với các món có vị tanh. Cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ để tránh bé bị no dễ nôn trớ. Sưu tầm

Hướng dẫn cho ăn khi trẻ bị bệnh
10 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

hay qua