Nhiều mẹ thấy bé ngủ vẹo cổ thì không biết có nên chỉnh cho bé hay không, hoặc đây cũng chỉ là một thói quen tự nhiên của bé mà thôi?
Nếu như mẹ để ý thì có thể thấy trẻ sơ sinh dành rất nhiều thời gian trong ngày để ngủ. Bé cũng có một số tư thế ngủ đặc biệt, trong đó có việc bé ngủ vẹo cổ. Mẹ hẳn sẽ phân vân không biết có nên chỉnh cho bé hay không. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.
Những nguyên nhân khiến bé ngủ vẹo cổ
Khi thấy bé ngủ vẹo cổ, nghiêng cổ sang một bên thì có thể do một số nguyên nhân như sau:
Đây như một phản xạ tự nhiên của bé, có thể nghiêng đầu về phía cửa sổ hay chỗ có ánh sáng.
Bé hướng về phía người mẹ.
Vì cổ của bé còn yếu nên việc giữ đầu thẳng sẽ khá khó khăn, do đó bé hay có xu hướng nằm vẹo cổ.
Do bé bị dị tật vẹo cổ bẩm sinh. Trường hợp này thì cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có cách điều trị thích hợp nhé.
Cách chăm sóc khi bé ngủ vẹo cổ
Thực ra việc bé ngủ vẹo cổ nếu không phải là bệnh lý thì mẹ cũng có thể can thiệp phù hợp. Bình thường, bé ngủ vẹo cổ sẽ khiến con cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, hô hấp thuận lợi hơn, giảm hiện tượng ngủ ngáy. Nhưng mẹ thỉnh thoảng có thể di chuyển đầu của bé để tránh duy trì một tư thế quá lâu, có thể gây ra tình trạng đầu bẹt, làm hạn chế khả năng mở rộng của não bộ hay làm bé kém phát triển trí não.
Cha mẹ cũng có thể quay đầu bé lúc ngủ, sử dụng gối cố định đầu cho bé, xoay đầu của bé về hướng ngược lại lúc bé thức.
Đừng quên việc dọn dẹp không gian ngủ của bé, tránh việc để nhiều gối ôm, thú nhồi bông, chăn mền… gần bé để ngừa nguy cơ bé bị nghẹt thở.
Trường hợp các bé đã biết lật người thì mẹ càng chú ý nhiều hơn vì bé cũng có thể lật người mà không trở về vị trí cũ được, dễ gây ra tình trạng nghẹt thở.
Nhìn chung thì tình trạng bé ngủ vẹo cổ không quá nguy hiểm và rất thường gặp, cha mẹ có thể điều chỉnh để giúp con phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
Cách trị tật vẹo cổ của bé
Trường hợp bé ngủ vẹo cổ do dị tật bẩm sinh thì mẹ sẽ nhìn thấy rằng ngoài việc ngủ thì bé còn cảm thấy khó khăn khi cử động xoay bên hướng ngược lại. Lúc này mẹ đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra.
Việc điều trị tật vẹo cổ tùy thuộc vào các mức độ khác nhau. Có thể dùng các bài tập kéo căng và định vị hằng ngày tại nhà. Hoặc cha mẹ có thể đứng ở phía ngược lại để bé cố gắng hướng đầu dõi theo sang cha mẹ. Tập cho bé nằm sấp trong một thời gian nhất định để tăng cường sức mạnh của cơ cổ.
Nếu như trường hợp nặng hơn thì bé có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, bằng phẫu thuật với tỷ lệ thành công khá cao.
Trên đây là một số lưu ý về vấn đề bé ngủ vẹo cổ, hy vọng có thể giải đáp được thắc mắc của cha mẹ nhé.
Xem thêm:
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho bà bầu 7 tháng: http://bitly.ws/D8Gg
- Nguyên nhân bà bầu đột nhiên hết ốm nghén: http://bitly.ws/D3kF