Na Na profile icon
GoldGold

Na Na, VietNam

Tác giả

About Na Na

Mama bear of 1 naughty superhero

My Orders
Posts(3)
Replies(34)
Articles(0)

Thủy đậu...

Nguồn: sưu tầm bs Trương Hữu Khanh - Bắt đầu vào mùa thủy đậu rồi - bệnh này gọi là "đến hẹn lại lên" kéo dài từ tháng 11,12 rồi kéo đến tháng 4,5,6 sang năm - Bệnh còn gọi là trái rạ hay phỏng rạ - Bệnh lây rất dữ, có khi cả gia đình bị dắt dây hết người này rồi qua người khác - Bệnh lây qua đường hô hấp, người bệnh ho hắt hơi phát tán vi rút qua đường không khí, vi rút còn bám vào tay chân, các vật dụng trong nhà để lây cho người khác - Cái khó là người chưa nỗi mụn nước, vài ngày trước nỗi mụn cũng phát tán vi rút ra môi trường mà người xung quanh không biết - Người lớn bị thì hành nhiều hơn trẻ em: đau nhức mình mẩy, có khi sốt cao, nỗi mụn nước nhiều.Trong khi trẻ nhỏ thì nổi nhanh, sáng đi học chưa thấy gì chiều về nỗi tùm lum và có khi chả sốt tí nào - Bệnh nguy hiểm khi gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, trẻ nhỏ dưới 3 tháng (do người lớn lây) - Thủy đậu cũng có vài biến chứng - Nốt thủy đậu sẽ tự nhiên lành không để lại sẹo nhưng nếu nhiễm trùng thêm (do kiêng tắm, do gãi quá) thành nhiễm trùng da sẽ để lại sẹo. Sẹo sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ, thay vì là hoa hậu bị cái sẹp xuống thành á hậu - Không kiêng tắm, không kiêng gió, không trùm kín, không tắm gốc rạ, không uống nước gốc rạ, lo cắt móng tay - Uống acyclovir sớm trong 2-3 ngày đầu sẽ giảm bệnh nhanh hơn - Khám ngay nếu sốt cao khó hạ, vết mụn nước tấy đỏ lần ra đa xung quanh, thở khó, yếu tay chân , mụn nước quá nhiều PHÒNG NGỪA: - Cách ly người bệnh, mang khẩu trang, rửa tay... nhưng ít hiệu quả vì đến mùa thì vi rút lại tìm tới - Chủng ngừa từ 9- 12 th tuổi cho tới lớn, chích 2 mũi cách nhau ít nhất 3 th, chứ chích 1 mũi bệnh ráng chịu, chích 1 mũi lúc bệnh lại làu bàu :" sao kỳ quá, sao kỳ thiệt

Read more
TapFluencer
undefined profile icon
Write a reply

Vitamin D có cần thiết???

1. PHƠI NẮNG THỜI GIAN NÀO MỚI ĐÚNG? - KHÓ QUÁ THÌ UỐNG VITAMIN D CHO RỒI - Trong ánh nắng có tia UVA, UVB, UVC nhưng chỉ có UVB là tia duy nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D dưới da chuyển thành vitamin D. Anh UVB này có bước sóng ngắn, chỉ đến được mặt đất trong khoảng thời gian sau 9h sáng đến trước 4h chiều, mạnh nhất là giữa trưa nên phơi nắng sớm hay chiều muộn không có tác dụng tổng hợp vitamin D. - Cái anh UVA thực ra rất khoẻ, bước sóng dài, chiếm tới 95% tổng số bức xạ UV, cứ có nắng là có sự hiện diện của tia này. Đây là thủ phạm gây sạm da, nám da, ung thư da. 5% bức xạ còn lại là UVB. Phơi nắng để hứng được UVB không dễ, nhất là với thời tiết nắng nóng và nhiều khói bụi như VN thì chuyện đem con nít ra phơi nắng rất cực. - Phơi nắng trong bóng râm càng không có tác dụng hứng vitamin D vì UVB bị cản bởi các yếu tố tạo bóng râm đó. Tất nhiên vẫn nên cho con nít ra ngoài chơi dưới nắng hay trong bóng râm nhưng đừng chủ đích lấy vitamin D. - Da con nít mỏng bằng 1/5 da người lớn và ít có khả năng chống lại bức xạ tia cực tím. Vì thế trên thế giới người ta không khuyên phơi nắng nhiều nữa, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng Sưu tầm: bác sĩ Trương Hữu Khanh

Read more
undefined profile icon
Write a reply

Sưu tầm: bác sĩ Trương Hữu Khanh

Tay chân miệng đang diễn biến phức tạp nóng, tình hình có thể còn kéo dài và nóng hơn. Nên lúc này cha mẹ cần đặc biệt chú ý phòng ngừa và tăng đề kháng (tham khảo sữa có HMO với MFGM) cho em bé. Dấu hiệu tay chân miệng thì nói đi nói lại nhiều quá rồi, chỉ muốn cảnh báo là đang có nhiều ca nhập viện thì bệnh đã nặng. Cho nên nhắc kỹ mấy điều: Thứ nhất theo dõi trẻ có dấu hiệu bất thường như quấy, bỏ bú, kém ăn, giật mình…thì nên gặp bác sĩ. Thứ hai, do bệnh chưa có vắc xin nên tự phòng ngừa và tăng cường đề kháng hệ miễn dịch là rất quan trọng. Còn muốn tăng đề kháng thì hai yếu tố cơ bản là ăn uống và vận động. Ăn đa dạng, đúng và đủ chất con cần, cho chơi thể thao, chạy nhảy. Giờ cũng hiện đại, trên thị trường nhiều loại sữa có hỗ trợ đề kháng, miễn dịch có thể dùng bổ sung cho trẻ. Ba mẹ có thể cân nhắc chọn loại nào mà thành phần có HMO với MFGM. HMO là một prebiotic tự nhiên có nhiều nhất trong sữa của hầu hết các bà mẹ, giúp hỗ trợ miễn dịch và tăng sức đề kháng. Còn MFGM là một cái màng giàu dinh dưỡng bao quanh giọt chất béo được bài tiết vào sữa. Trong thành phần của MFGM có những protein mang tính chất kháng khuẩn, nhờ đó nó cũng giúp tăng khả năng miễn dịch. Đặc biệt MFGM nó hỗ trợ phát triển chức năng nhận thức, khi kết hợp với DHA hỗ trợ phát triển trí thông minh (IQ) và trí tuệ cảm xúc (EQ), lợi đủ đường cho con trẻ vì đó là cái cách để nuôi dưỡng trí não em bé đúng và đủ. Phòng bằng cách: * Bệnh từ miệng vô do đó phải rửa tay đúng cách thường xuyên cho trẻ, ăn sạch uống sạch. * Bệnh lây qua nước bọt. Nếu có bé bị tay chân miệng cần cho bé nghỉ và thông báo với nhà trường để tránh lây lan. * Rửa những vật dụng bé hay cầm, ngậm: đồ chơi, tay nắm cửa, sàn nhà bằng xà phòng. Cẩn tắc vô áy náy, phòng lúc nào cũng hơn chữa. Hai yếu tố cơ bản là ăn uống, nhất là bổ sung dưỡng chất hỗ trợ đề kháng và vận động. Hãy thật sự lưu ý.

Read more
TapFluencer
undefined profile icon
Write a reply