Những ảnh hưởng khi bà bầu ngồi bắt chéo chân trong thai kỳ
Nếu trong nhà có người lớn, chắc hẳn bà bầu sẽ bị nhắc nhở ngay nếu ngồi bắt chéo chân khi mang thai. Thật ra việc này cũng có những mặt lợi – hại mà bà bầu cần phải biết. Bà bầu ngồi bắt chéo chân có được không? Bà bầu ngồi bắt chéo chân có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều người khi mang thai sẽ xuất hiện những câu hỏi tương tự trong đầu vì theo kinh nghiệm của những người trước việc này là không nên. Thật ra, bà bầu ngồi bắt chéo chân là để giữ lưng và thắt lưng thẳng. Khi ngồi ở tư thế này, lòng bàn chân sẽ khép lại, kéo gót chân vào trong và từ từ hạ đầu gối xuống. Điều này có thể kéo căng cơ đùi và xương chậu, cải thiện tư thế và giữ vững khung xương chậu. Tư thế ngồi này còn làm tăng sự mềm dẻo và tăng cường lưu thông máu vùng hạ vị. Tuy nhiên, đây không phải là tư thế nên được duy trì lâu. Cách tốt nhất là phải đứng dậy đi lại sau mỗi giờ duy trì ở tư thế ngồi để tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Vậy nếu cần thiết phải thay đổi tư thế, bà bầu ngồi bắt chéo chân và thay đổi các tư thế trong sinh hoạt hàng ngày thì cần phải chú ý những gì nhé! Phụ nữ mang thai tốt nhất không nên ngồi bắt chéo chân quá lâu vì tư thế này khiến khí huyết không lưu thông tốt. Ngồi ở tư thế này quá lâu còn gây ra triệu chứng tê buồn, bủn rủn chân tay và triệu chứng này sẽ còn xuất hiện với tần suất dày hơn nếu bà bầu ngồi bắt chéo chân như một thói quen khó bỏ. Vào tam cá nguyệt thứ 3, do thai nhi tăng cân nhanh và đạt đến mức gần bằng cân nặng lúc chào đời nên mẹ bầu bị mất thăng bằng. Với các tư thế sinh hoạt như đi, đứng, ngồi, ngủ, đứng… trong giai đoạn này phải hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chính thai nhi và cho chính mẹ bầu. Cân nặng của em bé sau 6 tháng sẽ gây nhiều áp lực lên cột sống của mẹ và gây ra chứng đau lưng. Nhằm tránh tăng gánh nặng, gây quá tải lên cột sống, bà bầu tránh cúi người càng nhiều càng tốt. Nếu phải nhấc vật gì đó lên khỏi mặt đất, bụng bầu sẽ cản trở lưng uốn cong, vì vậy động tác gập người không chỉ cần nhẹ nhàng là đủ mà phải đúng trình tự. Đầu tiên phải đưa về phía trước một cách chầm chậm, sau đó từ từ gập đầu gối và phân phối toàn bộ trọng lượng toàn bộ cơ thể cho cân theo thế trụ của hai đầu gối. Một số công việc của phụ nữ đòi hỏi phải đứng nhiều. Nếu mang thai phải đứng lâu để làm việc sẽ khiến quá trình lưu thông máu ở chân bị chậm lại, dẫn đến phù nề và giãn tĩnh mạch. Cần thiết phải có trao đổi với trưởng bộ phận để được sắp xếp khung giờ làm hợp lý, có thời gian để nghỉ ngơi, đi lại và ngồi kê chân lên một chiếc ghế dài nhỏ để thúc đẩy quá trình lưu thông máu và thư giãn lưng. Trong trường hợp không thể ngồi thì nên chọn tư thế đứng sao cho thoải mái nhất và tập các nhóm cơ tương ứng. Ví dụ, nếu bà bầu co hông, sẽ cảm thấy cơ bụng hỗ trợ cho cột sống. Nếu bà bầu phải đứng lâu, để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, nên cố gắng di chuyển trọng tâm từ ngón chân đến gót chân, từ chân này sang chân kia để tránh tê chân, sưng phù. Mẹ bầu nên quan tâm đến tư thế ngồi chuẩn và tập làm quen ngay từ khi biết tin mình mang thai. Khi ngồi nên hướng mặt về phía trước trong khi 2 chân đặt vuông góc với mặt đất và tránh tư thế ngồi bắt chéo chân. Xem thêm: - Nguyên nhân khiến tim thai đập nhanh: http://bitly.ws/CTgy - Những việc cha mẹ cần làm khi có 2 vạch: http://bitly.ws/CsjI
Read more