Lưu ý cách tập đứng cho bé để tránh không bị chân vòng kiềng
Trẻ biết đứng là dấu hiệu cho thấy cơ thể của trẻ đã phát triển cứng cáp hơn và sẵn sàng bước vào giai đoạn tập đi. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần một chút trợ giúp của cha mẹ để trẻ tập đứng vững hơn và việc này phải được thực hiện khi cơ thể trẻ đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc đó để chân trẻ không bị vòng kiềng hoặc chân chữ X. Dấu hiệu trẻ có thể tập đứng được Theo nghiên cứu, một em trẻ khỏe mạnh thường thể bắt đầu tự kéo mình lên tư thế đứng trong khoảng từ 7-12 tháng tuổi hoặc sớm nhất là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trong thời gian này, trẻ rất dễ té ngã nếu không có sự giúp đỡ từ cha mẹ. Hãy kiên nhẫn đợi đến khi hệ cơ xương và hông trẻ khỏe mạnh, vững vàng hơn thì mới cho trẻ học cách đứng, việc cho trẻ tập đứng sớm sẽ “lợi bất cập hại” đến sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ sẽ thể hiện mong muốn đứng dậy thông qua các động tác như chồm người lên vịn vào thành giường cũi, bám vào những vật cố định để cố gắng đưa người đứng lên. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu muốn đứng lên như trên, việc đầu tiên cha mẹ nên làm đó chính là thử kiểm tra độ cứng cáp của trẻ bằng cách: Hãy bế trẻ ở tư thế đứng trong khoảng vài giây, để chân trẻ tiếp xúc với sàn nhà và kiểm tra xem chân trẻ có đủ vững hay không. Nếu trẻ tỏ ra thích thú, chân tiếp đất đủ vững hoặc thậm chí có phản xạ trẻg đầu gối để bật chân ngược lại thì xin chúc mừng. Cha mẹ có thể bắt đầu tạo ra không gian rộng rãi, an toàn để tập cho trẻ tự đứng lên và ngồi xuống. Các giai đoạn tập đứng của trẻ Trẻ đứng được sẽ trải qua một quá trình như sau: Đứng vịn: Đứng phải có vịn vào những vật cố định như thanh chắn, thành cũi, bàn, ghế. Giai đoạn này sẽ rơi vào tầm trẻ 7-9 tháng tuổi Đứng chựng: Đứng không cần vịn nhưng chỉ trong thời gian ngắn vài giây. Trẻ không chuyển từ tư thế ngồi sang đứng được sẽ cần phải có người lớn hỗ trợ trẻ đứng. Tầm độ tuổi 9-12 tháng, khi hệ cơ xương phát triển, trẻ có thể dần học được cách đứng chựng. Đứng độc lập: Đây là giai đoạn trẻ đứng không cần vịn, không cần hỗ trợ và cũng đứng trong thời gian dài hơn. Trẻ có thể chuyển từ tư thế ngồi sang đứng và ngược lại. Trẻ lúc này có thể chập chững bước đi. Sau 12 tháng tuổi trẻ sẽ có thể bắt đầu đứng độc lập và thường sẽ đạt được kỹ năng này từ 13-15 tháng. Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ tập đứng? Quan sát các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng, từ đó hỗ trợ giúp trẻ làm quen với các hoạt động đứng lên và ngồi xuống. Dìu, nâng đỡ nhưng không thúc đẩy hay kéo trẻ đi theo mình, dễ gây trật cổ tay hay xương vai trẻ. Hạn chế bế trẻ, mẹ chỉ nên bế lúc cần thiết. Ngoài ra, hãy để trẻ được tự do ngồi, nằm chơi. Những trẻ quen được bế bồng sẽ không thích tập đứng một mình nữa. Mẹ tuyệt đối không để trẻ một mình trên giường, bàn hay những đồ nội thất cao khác trong nhà. Mẹ nên sử dụng dây đeo an toàn khi trẻ ngồi trên xe đẩy hoặc ghế ăn. Không cho trẻ chơi một mình ngoài ban công. Mỗi bé có tốc độ phát triển các kỹ năng khác nhau, cha mẹ hãy quan sát những dấu hiệu để cho trẻ tập đứng. Đừng tập đứng cho con quá sớm sẽ ảnh hưởng đến chân của con, đặc biệt nhất là, với những bé sinh non (chào đời trước 37 tuần mang thai), bé có thể phát triển chậm hơn với các bé sinh đủ tháng. Nếu mẹ thấy bé tỏ ra yếu ớt trong vận động, dễ té ngã, chân không vững chứng tỏ sự phát triển hệ cơ của bé không ổn định. Khi ấy, mẹ nên trực tiếp trao đổi và nhận tham vấn từ bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Xem thêm: - Có nên để trẻ lớn trông bé nhỏ không: http://bitly.ws/Cmmu - Yếu tố quyết định thay đổi khi mang thai: http://bitly.ws/CiE5
Read more