le thanh phuong profile icon
SilverSilver

le thanh phuong, VietNam

Tác giả

About le thanh phuong

Preggers

My Orders
Posts(3)
Replies(32)
Articles(0)

MẦM NON YÊU THƯƠNG GỢI Ý BA MẸ CÁCH HẠN CHẾ CHO BÉ XEM TI VI, IPAD

???Những tác hại của việc bé xem thiết bị điện tử quá nhiều: ánh sáng màn hình không tốt cho bé, ngồi thụ động lâu làm bé bị thiếu hoạt động, năng lượng dồi dào sẵn có không được giải phóng khiến bé dễ bực bội, cáu gắt & dễ gây hấn, thời lượng giao tiếp & trao đổi tình cảm với người thân bị giảm đi cũng khiến bé dễ cảm thấy trống rỗng, gây cảm giác khó chịu, bất an, v.v... Đó là lý do trường Mầm Non Yêu Thương không sử dụng màn hình ti vi, ipad, điện thoại cho bé khi ở trường, kể cả trong thời gian bé chờ Ba Mẹ đón về (thay vào đó là cho bé vui chơi ngoài sân trong khi đợi). ???Sau đây là một vài gợi ý trường MNYT gửi đến các Ba Mẹ để ở nhà Ba Mẹ cũng có thể giúp bé không hoặc ít nhất là hạn chế xem các thiết bị điện tử: ?1️⃣ Rủ bé cùng tham gia vào các hoạt động cùng người lớn hoặc bên cạnh người lớn càng nhiều càng tốt. Ví dụ khi người lớn nấu ăn có thể cho bé cùng nhặt rau, rửa rau, rót nước vào ly, chén, tô, múc thức ăn ra dĩa.... ; khi người lớn lau dọn nhà, có thể cho bé cái khăn để bé lau bàn, kệ, cửa kính, hay cho bé quét nhà, v.v...; khi người lớn gấp quần áo, hãy cho bé được gấp cùng (bé nhỏ thì gấp cái dễ như khăn, tất, v.v...) và cho bé được để đồ vào ngăn tủ, v.v....; bé thậm chí cũng có thể cùng phơi đồ (kẹp các quần áo của chính bé vào móc kẹp); khi người lớn chăm sóc em bé nhỏ, có thể cho bé hát hay đọc thơ cho em nghe, lấy quần áo hay giúp mẹ cất tã cho em, quạt mát cho em, "đọc truyện" cho em (bằng cách mở sách xem tranh và kể lại tự do theo ý bé), v.v... Trường hợp người lớn phải làm việc trên máy tính, ipad, có thể cho bé ngồi chơi bên cạnh với một mớ giấy vẽ, bút chì, màu nước, giấy tô màu...., thậm chí cho bé ngồi bên cạnh chơi nhặt đậu (đậu trắng ra đậu trắng, đậu đen ra đậu đen), hay cho bé xúc đậu vào chai..., hoặc chơi thủ công, chơi nặn bột hay đất nặn, chơi búp bê, v.v.... Hãy đặt mục tiêu là để cho bé được cùng tham gia, được hoạt động, được ở bên cạnh người lớn là chính, sẵn sàng chấp nhận chuyện bé làm còn vụng về, hay bị đổ tháo & bày bừa tùm lum (hãy loại trừ trước hoặc đảm bảo kiểm soát tốt với những nguy hiểm như nước sôi, lửa, điện, đồ dùng sắt nhọn, dễ vỡ, v.v...) khi cho bé tham gia cùng. ?2️⃣Giới hạn thời gian xem màn hình của bé lại, ví dụ tổng là 20 phút/ngày cho bé 03 tuổi trở xuống, và 40 phút/ngày cho bé 04 tuổi trở lên, và giữ đúng giới hạn đó. ?3️⃣Hãy chỉ sử dụng thời gian này (cho bé xem màn hình) vào lúc người trông bé thực sự cần trong ngày, ví dụ lúc phải đi tắm, lúc quá mệt cần được nghỉ ngơi yên tĩnh một chút, lúc rất cần tập trung giải quyết công việc nhanh, v.v... Đừng lãng phí chút thời gian rảnh rỗi nhờ vào việc cho bé xem màn hình này vào những lúc không thực sự cần thiết như giờ ăn, giờ dọn dẹp nhà cửa, v.v.... vì bé hoàn toàn có thể tham gia. Những ngày như thứ 7, chủ nhật, và những buổi tối trong tuần, nếu nhà có nhiều người hơn thì càng không nên cho bé xem màn hình, hãy thay phiên nhau sắp xếp người chơi cùng bé (bao gồm rủ bé cùng tham gia hoạt động với người lớn như nêu trên). ?4️⃣Chọn lọc chương trình cho bé xem: Các chương trình thiếu nhi, âm nhạc, các link học ôn tiếng Anh với những chủ đề bé đã học mà Mầm Non Yêu Thương đã đã gửi đến các Ba Mẹ trong email lần trước. ?5️⃣Nếu gặp trường hợp quá khó khăn trong việc thuyết phục bé chấp nhận đã hết giờ xem, dù đã dùng đủ các phương pháp tích cực nhất như: thỏa thuận trước với bé từ đầu, báo trước dần dần từ lúc còn 5 phút, 3 phút, 1 phút..., cho bé tự mình được tắt & cất máy, v..v.... Thì cùng lắm Ba Mẹ cứ làm sao cho "máy bị hết pin", internet bị ngưng, hay gì đó đại loại là để bé hiểu giờ Ba Mẹ có cho thì cũng không thể mở xem được, v.v... (bé sẽ dễ chịu hơn & nhanh chấp nhận hơn vì không cảm thấy là mình bị Ba Mẹ ngăn cấm - hạn chế). Cách này dù sao tốt hơn nhiều so với việc bé bị Ba Mẹ la, cáu, giận, trách, chê.... vì bé không chịu hợp tác còn Ba Mẹ thì đang mệt rồi và không có tâm trạng để nhẹ nhàng bình tĩnh với tiếng khóc của bé nữa.

Read more
 profile icon
Write a reply