❓LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH THỨC ĐƯỢC CON?

Đầu tiên phải giải thích cái sự đánh thức con dậy. Với các bé theo EASY muốn chữa lẫn lộn ngày đêm thì nhất định phải giải quyết được thời gian ngủ ngày. Nếu con ngủ ngày quá nhiều thì tất nhiên đêm con không thể ngủ tốt được. Vì vậy các mẹ đành phải đóng vai “mẹ mìn” gọi con dậy khi cần. Càng lớn bé càng có xu hướng được ngủ nướng nhiều hơn. Do đó ta rèn từ bé để lớn con phá nếp dần là vừa. ⚠️ Lưu ý nho nhỏ: Đây là kinh nghiệm được mẹ cho bé theo EASY đúc kết ra. Vậy nên nó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với từng mẹ. Các mẹ tham khảo nhé! 🔵 Từ 1 đến 3 tuần đầu sau sinh Đa phần các bạn nhỏ trong thời kì này đều có trăng mật (tuần trăng mật), ăn ngủ rất ngoan (ăn no xong là ngủ), ị bẩn thì ré lên báo sen thay bỉm. Tóm lại là ít có bé nào khóc nhiều. Việc của các mẹ trong thời gian này là nghỉ ngơi thật tốt, đau đớn mệt mỏi sau sinh, các mẹ chưa thể phục hồi ngay được. Các mẹ chỉ có thể giữ đúng cữ ăn của con 2.5-3 tiếng/cữ ăn. Con có khóc hay gì thì cũng cố gắng giữ giờ ăn của con như vậy. Đây là tiền đề của EASY 3. Trong khung giờ thức: Thật ra việc bật/tắt đèn thời gian này chưa ảnh hưởng nhiều vì thị giác bé còn kém. Nhưng ban ngày vẫn cứ nên để phòng sáng choang mỗi khi đến giờ con ăn, bật nhạc nhẹ, lúc con ăn thì lấy tay vuốt nhẹ từ miệng lên phía tai, con cũng có thể cảm nhận được việc mẹ tác động đến mình, xoa chân, xoa tay (không xoa đầu nha vì xoa đầu dễ ngủ hơn). Khi con ăn no xong mẹ vỗ ợ hơi thật lâu là lâu, rồi đặt con xuống, lau đít thay bỉm rùm beng lên. Tóm lại, trong khung thức của con, hãy làm mọi thứ để con nhận ra dần dần giờ đó là phải quẩy, không ngủ được. Nghĩa là, đừng thấy không đánh thức con được lại bỏ cuộc, lại quấn con lại, tắt đèn, đi ngủ. Chúng ta hãy khuấy động mọi thứ trong khung giờ này, vì chúng ta được quyền đó. Thời gian này mẹ có thể làm những hành động như: ✔️ Con khóc đòi ăn mẹ sẽ trấn an bé, khuyến khích bé mở mắt nhìn mẹ và cho con ăn Khi bé đang ăn, nếu có dấu hiệu ngủ gật mẹ sẽ dừng lại, gọi con “mở mắt ra nào, mở mắt ra để ta ăn cho no căng bụng nhaaaaa”. Các mẹ phải nói to nhé vì tai con còn dịch ối lúng búng nên nghe chưa rõ. Lặp lại 2-3 lần ✔️ Khi bé ăn xong, mẹ thay bỉm cho bé. Lấy khăn lạnh lau mông để giúp con tỉnh táo. Bế con ra ngoài ánh sáng, vừa đi vừa nói chuyện với con “à đây là cái tivi này, tivi để xem phim”, “đây là bàn làm việc của bố này…” Cứ vừa di chuyển vừa nói chuyện với con Nhìn vậy chứ đánh thức con cũng vất vả không kém gì tập gym. Nhưng các mẹ hãy kiên trì làm dần dần. Thời điểm này cũng là lúc mẹ làm quen với con, nhìn ngắm con. Nên chúng ta không cần quá áp lực với con nhé. 🔵 Em bé từ 3-6 tuần Đến lúc này mẹ có thể tập cho con tummy time, các bài tập phản xạ cầm nắm, phản xạ nhìn, bài tập chống đầy hơi... Vận động sẽ đẩy lùi cơn buồn ngủ của con. Nếu đc thì hãy làm phòng mình ấm lên rồi cho bé mặc mỗi bỉm thôi. Em bé “ở trần” cũng khó ngủ hơn. Ban đêm mẹ nhớ tắt đèn tối om vì con đã nhìn được tốt hơn. Duy trì không gian tối sẽ giúp con nhận biết giờ đi ngủ. Ngủ đêm tốt thì lúc thức dậy mẹ đánh thức con cũng dễ hơn nhiều đó ạ. Mẹ không cần cứng nhắc đúng y như lịch. Đôi khi giấc này bé ngủ lâu hơn 15 phút thì giấc sau mẹ cho đi ngủ ít hơn 15 phút là được ☑ Một vài chi tiết nhẹ: Cai ti đêm đc là thượng sách của việc thức ban ngày. 🔹 Chữa cháy khi con ngủ nối: trong lúc rèn thì vẫn có lúc con theo lịch được, nhưng có lúc lại phá luôn cái lịch, ngủ nối từ nap này sang nap kia thì nap sau mẹ đừng cho ngủ đủ 2 tiếng nữa, đánh thức con và cho con chơi, đến gần giờ ăn tiếp theo cho con ăn, và cố gắng kéo wt của con lúc này thêm 15-20’ nữa (miễn là để con ăn lúc thức). Sau đó lại cho con ngủ lại. 🔹 Giấc đêm chưa dài: nếu con ngủ đêm chưa dài, hãy cố gắng để con giải quyết mọi vấn đề trước 12h (khóc lóc, gào thét, ăn trớ), sau đó thì tụi nó sẽ ngất đến sáng luôn ạ. Và ta bắt đầu một ngày mới như chưa có ngày tồi tệ hôm qua.

7 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích

TapFluencer

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

VIP Member

hữu ích