Tắc tia sữa sau sinh – “không thể chủ quan”

Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào sau khi sinh. Tuy nhiên thường hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú, căng tức, đôi khi cũng gặp trường hợp tắc tia sữa bị sốt hay tắc tia sữa thành cục cứng. Vậy làm sao để giải quyết triệt để các vấn đề này? Đó là câu hỏi mà nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa muốn được giải đáp. Tắc tia sữa không nên chủ quan dù là những dấu hiệu nhỏ nhất! Cấu tạo bầu ngực của người phụ nữ gồm nhiều ống dẫn giúp đưa sữa từ các nang sữa về các xoang chứa sữa nằm ngay sau quầng vú. Dưới tác động bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Vì thế, khi bị tắc tia sữa bầu vú của mẹ sẽ căng to, cứng hơn hình thường, kèm theo cảm giác đau nhức,sữa không tiết được ra ngoài hoặc chỉ tiết rất ít, dùng tay vắt cũng không ra sữa. Có cảm giác sốt, đau tăng dần nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Bầu vú sờ vào thấy cứng, chắc, nóng ấm. Nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa Tắc sữa xảy ra do các nguyên nhân như: Mẹ không cho bé thường xuyên hoặc đúng cách, bé bú không hiệu quả làm sữa tiết ra ít, không đều, lâu ngày ứ đọng bên trong dẫn đến hiện tượng sữa đông kết thành các hòn, cục ở lòng ống dẫn sữa. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục sản xuất và đổ về làm cho ống dẫn bị tắc căng phồng lên, chèn ép các ống dẫn xung quanh tạo ra vòng xoáy bệnh lý làm cho tình trạng ngày càng nặng thêm. Hãy điều trị đúng cách ngay từ những dấu hiệu đầu tiên Việc điều trị tắc tia sữa kịp thời và đúng phương pháp người mẹ sẽ tránh được nguy cơ dẫn đến các bệnh lý như: viêm tuyến vú, áp – xe vú âu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú, thậm chí là mất sữa vĩnh viễn. Tùy theo từng tình trạng tắc tia của mẹ mà phương pháp điều trị có thể khác nhau. + Trong trường hợp tắc tia sữa có cục co cứng, không thoải mái ở vùng ngực, bạn nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa, kết hợp chườm ấm bầu vú giúp thông tia sữa, nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy.  + Nếu sau vài ngày tình trạng tắc tia sữa có cục co cứng vẫn tiếp diễn bạn nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết nằm ở sâu trong bầu vú, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 lần, rồi lại làm ngược lại, làm nhiều lần. Mặt khác vừa day, vừa chườm ấm vào bầu vú, có thể sử dụng kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra. + Trường hợp tắc tia sữa lâu trở thành viêm nhiễm nặng ở tuyến vú hoặc thành áp-xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân (tiêm hoặc uống), nếu không khỏi thì phải kết hợp trích tháo mủ sau khi đã dùng kháng sinh. Trong trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đi đại tiện phân bọt, chất xanh, thậm chí tiêu chảy nếu sữa lẫn mủ). Vì vậy, trong thời gian điều trị tắc tia sữa bị sốt cao thì không nên cho bé bú bên vú bệnh mà cần hút bỏ đến khi khỏi mới cho bú lại.  Nguồn: copy

10 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

ôi ám ảnh cái vụ tắc tia lắm. nói ra mọi ng lại nghĩ tớ đùa chứ tớ cảm giác tắc tia sữa đau hơn cả đau đẻ

3y ago

😉

VIP Member

hữu ích nè mom Linh. nhiều mom hay hỏi nè 🥰

3y ago

hôm wa đi trả lời câu hỏi tình cờ thấy có mom hỏi á.

TapFluencer

hữu ích, nhìu mom hay hỏi đây

3y ago

mình bị hoài mệt

hữu ích quá mom

VIP Member

hữu ích quá m

3y ago

VIP Member

hữu ích nè c

3y ago

😊

TapFluencer

hữu ích ạ

3y ago

😍

Super Mum

Hữu ích

3y ago

😘

TapFluencer

thanks mom

3y ago

😍