Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì?

Tại Việt Nam, bệnh chân tay miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm ở bất cứ độ tuổi nào, phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Các ca bệnh có chiều hướng tăng rõ rệt trong khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-12. Về cách chăm sóc và lưu ý khi nhà có bé bị tay chân miệng, TAP xin gửi đến các mẹ lời khuyên từ bác sĩ Trương Hữu Khanh: Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì? Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng không cần kiêng khem gì cả. Trừ khi con bị lở miệng, đau nhiều thì mẹ nên hạn chế cho bé ăn thức ăn quá nóng, quá mặn, quá cay, quá cứng. - Không nên kiêng tắm vì có thể gây bội nhiễm các vết loét. Ba mẹ nên vệ sinh tắm rửa bằng xà phòng cho bé giống như khi chưa mắc bệnh, cắt móng tay sạch sẽ cho con, tuyệt đối không dùng vật nhọn chọc vào mụn nước sẽ gây nhiễm trùng. - Các vết da, các sang thương ở da không cần bôi gì cả và sẽ tự khỏi. Việc sử dụng thuốc uống thường chỉ là thuốc giảm đau do đau miệng nhiều hay thuốc bôi để làm giảm loét miệng. Kháng sinh chỉ cần khi vết loét ở miệng bội nhiễm. - Cách vệ sinh các vết loét trong miệng: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rơ miệng cho trẻ, hoặc dùng các thuốc cho trẻ ngậm hay rơ như Varosel, Phophalusel, Kin Baby, nhớ cho trẻ uống nhiều nước. - Cách vệ sinh nhà cửa, đồ chơi và quần áo: Đồ chơi cần rửa sạch bằng xà phòng hay dung dịch javel, sau đó phơi nắng. Sàn nhà lau bằng dung dịch sát trùng. Quần áo thì chỉ cần giặt sạch như bình thường. Các mẹ của TAP nhớ những điều lưu ý này nhé. Và hãy tìm hiểu dấu hiệu nhận biết tay chân miệng trong các bài viết của TAP để chủ động hơn khi chăm sóc con. https://vn.theasianparent.com/bi-tay-chan-mieng-tam-la-gi https://vn.theasianparent.com/dau-hieu-benh-tay-chan-mieng-o-tre

Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì?
32 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

đang lây lan tùm lum haizzz