HO VỀ ĐÊM TẠI SAO BÉ HO NHIỀU VỀ ĐÊM. NHỮNG SAI LẦM KHI ĐIỀU TRỊ

Tại sao về đêm đến bé ho nhiều hơn? Thường là ban đêm độ nhạy cảm thụ thể ho tăng lên rất nhiều. Bé ít vận động hơn, dịch tiết ít được tống ra ngoài hơn ban ngày kèm theo yếu tố xung quanh. Sau một ngày làm việc mệt nhọc về , đêm đến nhất là thời điểm hiện tại, HO là mỗi lo lắng của nhiều mẹ, gây lên tâm lý sốt suột cũng như căng thẳng cả đêm. Vậy sao bé lại ho về đêm mà ban ngày bé hoàn toàn bình thường. Ho là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm tống các dị vật hoặc chất kích thích ra khỏi đường thở. Đa số ho là lành tính và tự khỏi. Nhưng đôi khi HO báo hiệu một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Phản xạ ho có thể tạo bởi kích thích thụ thể ho nằm ở các vị trí trên đường thở , bắt đầu từ xoang kéo dài đến tận cuối cùng phế quản tận , nó kèm cả nhánh nhĩ của thần kinh X( Arnold). Xung từ các thụ thể ho di chuyển hướng tâm qua dây thần kinh sọ đến trung tâm ho hành tuỷ , đáp ứng phản xạ li tâm tạo hoạt động phối hợp như đóng thanh môn, co cơ hoành , thành ngực, bụng và sàn chậu, đột ngột đẩy không khí trong phổi ra tạo ra ho. Vậy ho có thể chủ động và bị động. Chẩn đoán thích hợp là mối quan trọng hàng đầu trong việc điều trị ho ở bé, nhất là bé ho về đêm. Đặc điểm cơn ho giúp bác sĩ phần nào chẩn đoán ra nguyên nhân: Ho khan, ho đờm, ho rũ rượi trong ho gà, ho ông ổng tròn viêm thanh quản , ho như còi tàu trong ho thói quen , hay ho nhiều về đêm kèm tăng khi hoạt động trong hen.... VẬY NẾU BÉ ĐANG ĐIỀU TRỊ DO : VIÊM HÔ HẤP thì bé HO hoàn toàn là chuyện bình thường, điều trị xong bé khỏi , nhưng nếu bé không có dấu hiệu viêm hô hấp thì có những nguyên nhân gì khiến bé ho đêm 1, Nếu những bé ho từ khi sơ sinh kéo dài trên 4 tuần thì các bạn lên cho bé đi khám tổng thể , có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho mạn như : Dị dạng đường hô hấp , ngạt chu sinh ,..... Qua đó có biện pháp giải quyết tốt hơn. 2, HO DO MÔI TRƯỜNG Phòng ngủ thường là nơi kín đáo nhất của người Việt Nam. Chính lý do này nhiều khi ban ngày bé chơi ở môi trường bên ngoài , thông thoáng hơn. Nhưng trước khi vào phòng ngủ , bé lại ho nhiều hơn. Tại sao vậy: - Phòng ẩm mốc : Đa số các mẹ đều để phòng kín, nhiều phòng ngủ rất ẩm mốc. Nhất khi nôi bé sơ sinh. Lên chịu khó dọn sạch sẽ và mở toang cửa phòng ra khi bé không ở đó , giúp không khí trong phòng lưu thông, đủ oxy , tạo thông thoáng và sạch sẽ , chăn màn bé lên giặt rũ thường xuyên giúp hạn chế bụi và con mạt bụi. Bé đỡ ho hơn. - Phòng quá khô : Thường một số phòng độ ẩm thấp, theo phản xạ khi gặp không khí khô , bé thường ho. Ho ngay từ lúc bắt đầu ngủ và giảm dần khi độ ẩm không khí xung quanh tăng lên bởi chính hơi thở của bé và cha mẹ ngủ cùng. Nếu phát hiện không khí phòng ngủ khô hanh lên cho bé hít khí ẩm trước khi ngủ , bé đỡ ho. - Bố hút thuốc lá : mùi thuốc lá hoặc khói thuốc còn in trên quần áo khiến bé ho. 3, HO DO KÍCH ỨNG Trước khi ngủ thường nhiều bé ho do kích ứng với chính giường chiếu mà bạn dành cho bé , nhất là bé có cơ địa dị ứng. Mạt bụi , hoặc đồ len. Trường hợp này ngoài việc dọn dẹp sạch sẽ , thay đổi đồ dùng cho bé sang đồ cotton, các mẹ lên cho bé uống kháng histamin trước khi ngủ ( Aerius) 4, Ho do thụ thể nhạy cảm. Bình thường ban ngày, các bé chơi bơi nô đùa , các thụ thể ho giảm độ nhạy cảm, kèm theo việc hò hét khiến dịch tiết phần nào bị tống ra ngoài , bé ho ít. Nhưng khi ngủ thì khác , (cũng như chúng ta bị đau tay vậy, lúc này thụ thể nhận cảm tốt hơn lên ban ngày đôi khi không thấy đau nhưng đêm lại đau). Vì vậy chỉ một dịch tiết nhỏ làm bé ho ngay. Trường hợp này lên cho bé uống một siro ho thảo dược nhằm che phủ thụ thể giúp bé giảm ho hơn. 5, Ho do trào ngược. Dạ dày của bé thường nằm ngang, thự quản ngắn , vì vậy kho bé nằm xuống nhất là bé đang bị trào ngược rất hay ho. Vì vậy lên điều trị trào ngược, kèm hạn chế cho bé bú hoăc ăn no ngay trước khi ngủ. Khi bé khỏi trào ngược. Bé tự khỏi ho đêm 6, Ho do xoang. Trong xoang cũng có thụ thể ho, một số bé hị xoang nhưng chưa biểu hiện thực thể ra bên ngoài cũng hị ho về đêm. Các bạn lên tổng hợp các biểu hiện bé cho bác sĩ qua đó chẩn đoán điều trị dứt điểm 7, Ho do tư thế Nhiều bé có vấn đê về trung thất hoặc mềm sụn thanh khí phế quản. Khi nằm xuống , các tổ chức ngự tác động đè lên làm hẹp đương dẫn khí cũng có thể dẫn tơi ho. Với bé tuyến hung phì đại hoặc bệnh lý tim lên đi khám nếu kèm hội chứng tím và ho. Còn với bé mềm sụn thanh quản lên bổ sung tăng lượng vitamin D lên. 8, Ho do giãn phế quản. Nhiều bé bị giãn phế quản , khi ở tư thế nằm việc hít hở khó hơn tư thế đứng , vì vậy bé hay ho kèm hơi khó thở. Trong trường hợp này lên khám bác sĩ NHI chuẩn để có phương pháp điều trị tốt

4 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

cảm ơn m

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích