CON EM NHÁT LẮM! CỨ RA CHỖ LẠ LÀ CO CỤM LẠI BÊN MẸ, EM PHẢI LÀM SAO ĐÂY?

- Tại sao con người ta đến khi vui chơi là ào ra nô đùa. Con em thì đến lúc về rồi mới chịu ra chơi - Con em cứ ra ngoài là ôm chặt lấy mẹ, ăn nói lí nhí. Ở nhà thì hò hét không kém một ai! ❓TẠI SAO VẬY NHỈ? Vì mỗi em bé có khả năng thích nghi, sự nhạy cảm, và phản ứng đầu tiên với điều mới khác nhau. Từ đó tạo nên sự khác biệt trong cách con phản ứng và phản hồi với môi trường xung quanh. Điều này thể hiện rất rõ ràng khi trẻ trong tình huống phải đối mặt với môi trường mới, ví dụ: khu vui chơi, sang nhà bạn, về quê thăm ông bà, gặp người lạ. Thì các trẻ có - Sự nhạy cảm cao - Cần nhiều thời gian để thích nghi - Và có phản ứng rất thận trọng thường bị chúng ta gắn mác là “NHÁT". 👉🏻Nhưng thực tế, điều gì đang xảy ra với trẻ, và con đang cảm thấy thế nào? 👉🏻 Với trẻ nhạy cảm, con sẽ khóc to, ăn vạ, cáu kỉnh và muốn rời khỏi môi trường đó ngay lập tức! Đó là khi con có sự nhạy cảm cao với âm thanh ồn ào, không khí ngột ngạt, và các kích thích về xúc giác khác. Đặc biệt với các không gian bữa tiệc đông đúc, các cuộc vui ồn ào, và nhất là trong không gian hẹp. Trẻ nhạy cảm sẽ phản ứng rất dữ dội và dễ mất bình tĩnh. 👉🏻 Với các trẻ cần nhiều thời gian để thích nghi, con sẽ phản ứng với mọi chuyển đổi. Nên tất cả những thay đổi này đều cần được cha mẹ chuẩn bị trước cho trẻ. Con có thể đã gặp người đó, tới nơi đó, thực hiện các hoạt động đó rất nhều rồi thì con vãn có thể có phản ứng khó chịu nếu không được chuẩn bị tinh thần từ trước. Thế nên, chẳng có gì lạ nếu con vẫn còn cảm thấy không sẵn sàng và khó chịu dù đã đi học ở trường mẫu giáo đến vàiiiii tháng rồi 👉🏻 Trẻ có phản ứng đầu tiên thận trọng thường thận trọng với những điều mới. Khi gặp con người mới, nơi chốn mới, trải nghiệm mới. Sự thận trọng khiến con muốn đứng sang bên và quan sát, thu thập dữ liệu. Dữ liệu của con cần đủ thì lúc đó cơ thể con mới sẵn sàng để làm quen và tiếp nhận thông tin mới. Ngay cả khi con về gặp ông bà, con vẫn tỏ ra rất thận trọng (dù có duy trì trò chuyện qua điện thoại), cũng làm trẻ thận trọng. Là khả năng ghi nhớ của trẻ chưa tốt, cũng như các tiếp xúc ngoài đời sẽ rất khác các tiếp xúc qua điện thoại. ------------------------ Điều kỳ lạ là mỗi khi những đứa trẻ có phản ứng không xông xáo, không hòa nhập ngay khi gặp người khác, tới nơi chốn khác, tham gia một hoạt động khác, liền bị người lớn gắn nhãn là "Nhát". "Con em nhát lắm" có lẽ là câu nói mà các em bé này được nghe nhiều nhất mỗi khi phản ứng không tích cực trước mặt mọi người. Và khi con co lại, hoặc tìm đến chúng ta để tìm kiếm sự an toàn và bình yên, thì nhận lại được phản ứng không mong muốn - Ra chơi đi con có gì mà sợ - Nhạc hay thế này, ồn ào gì đâu! Ở nhà vẫn nghe mà đến đây lại thế! - Sao nhát thế nhờ Kèm theo những động tác liên tục đẩy con về phía trước. Một loạt các hành vi của người lớn, cộng với môi trường, sẽ kích hoạt cảm xúc cáu giận của con. Thế là bùm, cơn ăn vạ xuất hiện, ngay chốn công cộng trước sự ngơ ngác "chẳng hề vô tội" của người lớn! Tiếp đó, chúng ta cư xử với những đứa trẻ như thế các con thực sự Nhát và khiến các con tin rằng mình Nhát thực sự, suy nghĩ "Mình là đứa trẻ nhát gán và yếu đuối, cứ thế gieo vào lòng những đứa trẻ". Cuối cùng, các con hành xử đúng theo cách mà những kẻ nhát gan hành xử. 🔆 Con bạn có phải là một em bé nhạy cảm? Một em bé phản ứng đầu tiên thận trọng? Hay 1 em bé có khả năng thích nghi - cần thời gian không? Nếu có, bạn đã làm gì để đồng hành cùng con ?

CON EM NHÁT LẮM! CỨ RA CHỖ LẠ LÀ CO CỤM LẠI BÊN MẸ, EM PHẢI LÀM SAO ĐÂY?
7 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

hữu ích

Hữu icha

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

hữu ích

TapFluencer

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích