Give the benefit of the doubt

Thấy hay nên share mn đọc. "Hôm trước Na đọc được một câu chuyện có thật, ko nhớ tên nhân vật, nhưng đại khái là vậy nè. Thời chiến tranh hải quân Mỹ bị rò rỉ thông tin mật của nội bộ ra ngoài. Lúc đó họ không biết ai là người rò rỉ thông tin. Họ chỉ có bằng chứng là một lá thư viết bằng tay. Trong trong nhóm sĩ quan có 1 người có duy nhất là gốc Do Thái có một số hành động hơi lạ, nên họ bắt đầu nghi ngờ anh này. Họ cho chuyên gia xem nét chữ của lá thư gián điệp và anh Do Thái, thì có kết luận là có nét tương đồng nhưng không giống lắm. Nhưng tất cả các sĩ quan khác đều tin chắc chắn lá thư đó của anh Do Thái viết. Họ tiến hành lục soát nhà anh ấy nhưng không tìm được manh mối gì, điều đó càng khiến họ tin anh ấy là gián điệp vì kỹ đến mức xoá sạch các dấu vết... Sau khi có đủ các bằng chứng này thì họ kết tội và tống anh ấy vào tù. Trong nhóm sĩ quan có một anh bắt đầu cảm thấy thắc mắc, anh bắt đầu suy nghĩ có khi nào mình và mọi người đã nhầm không. Bởi vì sau khi anh Do Thái bị bắt rồi thì vụ gián điệp vẫn tiếp diễn. Vậy nên, anh ấy đã tự đi điều tra và phát hiện có một người khác có chữ viết gần như bức thư gián điệp kia. Khi anh ấy đưa bằng chứng lên trên cấp cao thì họ nói là có người khác tiếp nối công việc của anh Do Thái thôi, chứ họ ko bắt nhầm. Qua nhiều năm sau họ bắt được người gián điệp thật sự và xử lại vụ án thì anh kia mới được thả ra. Tất cả các sĩ quan đều không có tư thù gì với anh người Do Thái ở trên. Họ cũng là những người ưu tú, và có đầu óc phán đoán chứ không phải là ngu ngốc hay thiểu năng. Vậy tại sao họ lại dễ dàng kết án cho một người cả khi không có bằng chứng rõ ràng như vậy? Bởi vì một cái trong tâm lý học gọi là confirmation bias, hay còn gọi là thiên kiến xác nhận. Đây là một dạng thiên lệch nhận thức khi chúng ta ưu tiên những thông tin nào xác nhận những niềm tin và thành kiến cố hữu trong đầu. Ví dụ, bạn tin là ăn chuối trị táo bón thì bạn sẽ tìm tất cả những chứng minh là nó đúng. Ví dụ như để ý hôm nào ăn chuối mà thấy "đi" tốt thì nghĩ ngay nó là nhờ chuối. Dù có thông tin chứng minh ngược lại thì bạn cũng rất khó để thay đổi niềm tin. Dạo này cộng động mạng dậy sóng với các vụ sao kê. Có nhiều sao bị một nhóm người lên án và kết tội là ăn chặn từ thiện, ngày cả khi chưa có bằng chứng nào cụ thể. Na không nghĩ nhóm người này xấu bụng muốn hại người hay gì đâu, mà Na nghĩ là họ thật sự tin là họ đúng, và họ đang làm điều chính nghĩa. Trong đầu họ đã có confirmation bias, nên khi người bị chửi có đưa ra bất kỳ thông tin gì, dù cho thông tin đó là đúng thì họ vẫn tìm cách nghĩ nó là sai. Như TT đưa ra sao kê thì họ nói là làm mộc giả, che hết thông tin nên chắc chắn có vấn đề vv... nói chung họ sẽ tìm mọi lý do để chứng minh họ đúng. Ngược lại, người tin tưởng các nghệ sĩ, thì dù có đưa bằng chứng là có thật sự ăn chặn họ cũng tìm cách bênh à. Đó, loài người chúng ta là vậy, rất dễ bị ảnh hưởng bởi chính cảm xúc của chúng ta. Ngay cả những người uyên bác cũng bị cảm xúc làm mất khả năng phân tích và phán đoán. Để tránh những sai lầm trên thì chúng ta phải có suy nghĩ trung lập và tập nhìn đa chiều. Phải phân tích dựa trên chứng cứ chứ không phải từ giấc mơ của ai đó. Hiện tại khi chưa có chứng cứ, và người ta chưa bị kết tội bởi cơ quan thẩm quyền thì chúng ta không nên tự kết án họ. Ở Mỹ có một cách nghĩ mà Na rất thích, đó là khi ai đó bị tình nghi, thì sẽ được "give the benefit of the doubt." Có nghĩa là họ sẽ được tin tưởng là trong sạch, những lời họ nói sẽ được lắng nghe và tin là đúng, cho đến khi chứng minh được là họ có tội. Chứ không phải ngược lại là người bị tình nghi phải đi chứng minh là họ vô tội nghen. Chúng ta cũng nên cho người khác "the benefit of the doubt," vì biết đâu một ngày, chúng ta cũng cần đến nó. Love, Hannah

7 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

hữu ích 😍