SỐT Ở TRẺ EM

Sốt ở trẻ em là nguyên nhân phổ biến nhất làm ba mẹ đưa trẻ đến khám, và cũng là nguyên nhân thường xuyên gây lo lắng cho ba mẹ. Tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng hiểu rõ về vấn đề sốt ở trẻ, nên xảy ra hai trường hợp: -Hoặc là lo lắng quá đẫn đến sợ sốt và nóng lòng hạ sốt ngay cho con khi chưa cần thiết. -Hoặc quá chủ quan coi thường cơn sốt của con. Nhiều ba mẹ có suy nghĩ phải kiểm soát được sốt theo suy nghĩ hết sốt = hết bệnh nên rất lo lắng khi con đã uống thuốc nhưng không hạ được sốt hoặc cho uống hạ sốt ngay khi con chớm sốt nhẹ. Hay đánh thức trẻ khi đang ngủ chỉ để uống hạ sốt hoặc chườm lạnh cho con. Bài này khá dài nên mẹ nào bận có thể đọc luôn phần lưu ý cuối bà 🤣 1. Sốt ở trẻ em là gì? Cần nhấn mạnh rằng :” Sốt là triệu chứng, không phải là bệnh lý” Sốt là biện pháp cơ thể trẻ tự bảo vệ bằng cách thúc đẩy hoạt động hệ miễn dịch chống lại bệnh mà trẻ đang có. Vì vậy sốt không phải là bệnh, sốt là phản ứng TỐT của cơ thể. Sốt được định nghĩa là khi nhiệt độ cơ thể đo tại trực tràng từ trên 38 độ C và ở nách từ trên 37.5 độ C. Nguyên nhân chủ yếu gây sốt ở trẻ do nhiễm virus hoặc một số loại vi khuẩn. Mức độ sốt cao hay vừa, tần số giữa các cơn sốt mau hay thưa, cũng như tính đáp ứng với thuốc hạ sốt không có ý nghĩa dự đoán mức độ nặng của bệnh cũng như tiến triển tiếp theo của bệnh. Mục tiêu hiện nay ba mẹ cần nhớ đó là tiếp cận “BỆNH” gây sốt chứ không phải chỉ chăm chăm hạ sốt. 2. Chăm sóc trẻ khi sốt: Nếu nói sốt là phản ứng tốt của cơ thể thì có cần hạ sốt cho trẻ không? Câu trả lời là cần nhưng cần đúng lúc. Đa số các quan điểm lâm sàng đều đồng ý rằng bắt đầu dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ trẻ >38,5 độ C và trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi. Mục tiêu chính của hạ sốt là giúp cho trẻ thoải mái hơn, giảm đau, giảm khó chịu do sốt gây ra và giảm mất nước (với trẻ nhũ nhi). Vì vậy, nếu con bạn sốt nhưng trẻ vẫn thoải mái, chơi ngoan thì bạn có thể trì hoãn sử dụng thuốc hạ sốt. Cũng với mục tiêu ấy thì hiện nay việc lau mát hạ sốt không còn được khuyến cáo sử dụng nhiều nữa: Ba mẹ cứ thử nghĩ con đang rất mệt vì sốt, đáng ra con chỉ cần uống một gói thuốc hạ sốt và nghỉ ngơi, thì cả nhà lại vây xung quanh cởi đồ và lau người sẽ khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng và sợ hãi hơn biết bao nhiêu. Trừ khi trẻ sốt quá cao trên 40 độ dùng thuốc hạ sốt sau 20-30’ không có dấu hiệu hạ nhiệt, ba mẹ có thể chườm mát ở trán và chườm ấm ở cổ, nách, bẹn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ khi sốt ba mẹ cần lưu ý những điều sau: - Mặc đồ mỏng, thoáng mát cho trẻ. - Trẻ còn bú mẹ tăng cường cho trẻ bú mẹ, trẻ lớn cho trẻ uống thật nhiều nước, bù dịch bằng dung dịch nước điện giải oresol. - Môi trường thoáng mát ( một số quan niệm con sốt là đóng kín phòng tránh gió, ko bật điều hoà, quạt mát do lo con nhiễm lạnh). - Miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ sốt mà còn có nguy cơ làm trẻ bị kích ứng ngoài da. - Đưa con đi khám ngay khi có các dấu hiệu nặng. 3. Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ??? Tất cả các trẻ có biểu hiện sốt đều nên được thăm khám bởi bác sĩ. ⁉Trước khi đến gặp bác sĩ ba mẹ nên lưu ý một số điều sau: - Trẻ sốt từ bao giờ? - Nhiệt độ cụ thể là bao nhiêu? Nhiệt độ cao nhất mẹ đo được? - Khoảng cách giữa những cơn sốt? - Biểu hiện của con như nào: vẫn ăn, chơi ngoan hay mệt mỏi, li bì? - Bé có tiếp xúc với ai bị ốm sốt không? - Trước đó trẻ có tiêm chủng hay không? ‼Cần đi khám cấp cứu ngay khi: - Trẻ dưới 3th tuổi bị sốt thường là dấu hiện bệnh nặng. - Sốt cao trên 40 độ và không cải thiện sau 2h uống hạ sốt. - Trẻ li bì, khó đánh thức. - Hoặc trẻ ăn kém, quấy khóc liên tục. - Trẻ có dấu hiệu co giật. - Trẻ nôn tất cả mọi thứ và liên tục (dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm não- màng não) Tổng kết lưu ý những sai lầm thường gặp khi trẻ sốt: ❗1. Sốt là bệnh và cần hạ sốt ngay khi trẻ sốt? Sốt không phải là bệnh, sốt là phản ứng tốt của cơ thể, chỉ hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C và có triệu chứng mệt mỏi, quấy khóc. ❗2. Không do nhiệt độ khi trẻ sốt, chỉ áng chừng bằng sờ trán? Đầu là nơi toả nhiệt chủ yếu của trẻ nhất là trẻ nhỏ nên khi ba mẹ sờ trán con nóng không có nghĩa là con đang sốt, cần đo nhiệt đôn bằng nhiệt kế kẹo nạch hoặc đo ở hậu môn. ❗3. Đo nhiệt độ không đúng cách? Hiện nay nhiệt kế hồng ngoại rất phổ biển nhưng lại có sai số khá cao, nên chính xác nhất khi đo nhiệt kế hồng cao cho trẻ có dấu hiệu sốt ba mẹ nên kiểm tra lại bằng nhiệt kế kẹp nách. ❗4. Phải hạ sốt bằng mọi cách??? Rất nhiều ba mẹ cố gắng kết hợp 2 loại thuốc hạ sốt hoặc sd thuốc quá liều không đảm bảo khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc chỉ để con hạ sốt là vô cùng nguy hiểm. ❗5. Lau mát tích cực để hạ sốt và sử dụng miếng dán hạ sốt??? Không cần thiết, làm mát chỉ tác dụng tạm thời nhưng lại gây khó chịu, mệt mỏi căng thẳng cho trẻ. ❗6. Sốt cao sẽ gây co giật ảnh hưởng đến não trẻ??? Hầu hết cơn co giật do sốt đều lành tính và không để lại di chứng gì về sau cho trẻ. Phần sau mình sẽ bàn kĩ hơn về vấn đề co giật do sốt . ❗7. Trẻ sốt cần ủ ấm , tránh gió, kiêng tắm??? Trẻ sốt cần được mặc quần áo thoáng mát, tránh ủ ấm. Môi trường thoáng mát và tắm nước ấm. ❗8. Đưa trẻ đi khám bệnh quá muộn. ST

6 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

Cảm ơn m đã chia sẻ

TapFluencer

cảm ơn m

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích