ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ

Phương pháp điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguyên tắc cơ bản là bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu cho cơ thể và điều trị các bệnh do suy dinh dưỡng gây ra. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em là do cha mẹ chăm con không đúng cách, cai sữa sớm, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thành phần thức ăn nghèo nàn hoặc không hợp khẩu vị của trẻ, kiêng khem quá mức, trẻ có nhiều giun, sán,… 1. Trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và trung bình Trẻ suy dinh dưỡng (mức độ nhẹ, trung bình), cụ thể: cân nặng còn 60 – 80% so với mức bình thường, có dấu hiệu biếng ăn, rối loạn tiêu hóa,… có thể điều trị tại nhà bằng cách: điều chỉnh khẩu phần ăn mà trọng tâm vẫn là sữa mẹ. Nếu trẻ không ăn được phải kiên nhẫn cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, sau cho trẻ ăn ít bữa dần, đồng thời theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, phải tiếp tục cho trẻ bú đến khi được 18 – 24 tháng tuổi. Tuyệt đối không được cai sữa khi bé bị suy dinh dưỡng vì sữa mẹ rất an toàn và nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ trẻ điều trị bệnh. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng khi đã cai sữa, cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa công thức, sữa đậu nành,… Khi trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, tai, mũi, họng… phải chữa trị ngay, ngoài ra phải cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. 2. Trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nặng Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nặng, phải cho trẻ điều trị tại bệnh viện theo hướng dẫn của bác sỹ. Trẻ suy dinh dưỡng nặng thường hay tiêu chảy, nôn trớ, dễ bị mất nước do đó cần phải cho trẻ bủ nước và chất điện giải. Trong 6 giờ đầu, cho trẻ uống 50 – 100ml/kg, sau đó 6 giờ kiểm tra lại nếu trẻ có diễn biến tốt có thể cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa pha loãng (theo tỷ lệ 1:2). Nếu tình trạng trẻ không thay đổi, cho uống oresol(ors) với liều lượng như ban đầu. - Chế độ ăn: ăn từ thức ăn lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa. Đối với trẻ chưa cai sữa, sữa mẹ là chính. Trẻ uống sữa ngoài nên cho ăn bằng thìa, cốc, không được cho trẻ bú bính. Tuần đầu nếu trẻ không ăn được, cho ăn bằng Sonde dạ dày nhỏ giọt. Từ tuần thứ 3 trở đi có thể cho ăn thức ăn theo lứa tuổi,… và quay về chế độ ăn bình thường. Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ. - Chống thiếu máu, chống nhiễm khuẩn, chống hạ đường huyết trong thời thời gian điều trị vô cùng quan trọng. Trẻ phải được truyền máu, uống viên sắt, uống kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa,… và tiêm glucose tĩnh mạch khi trẻ co giật, hôn mê (dấu hiệu hạ đường huyết). Để tránh trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt về đêm (kèm với hạ đường huyết), các mẹ nên ủ ấm cho con và nằm cạnh trẻ. - Trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nặng bị phù, lở loét da,… có thể nhiễm khuẩn huyết nên các mẹ phải chú ý vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ, bôi xanh methylen vào chỗ loét 1 – 2 lần/ngày.

4 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

Hữu ích

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích