Giữ gìn sức khỏe khi mẹ cho con bú khi mang thai

Nếu cho con bú khi mang thai, thường sẽ nhận thấy một số triệu chứng mang thai như sau: Bé không còn thích bú sữa mẹ: Mẹ mang thai trong giai đoạn này sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, khiến cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua. Việc này khiến cho bé không thích và giảm dần việc bú sữa mẹ; Mẹ xuất hiện hiện tượng ốm nghén: Tình trạng ốm nghén xảy ra 3 tháng đầu nên nhiều chị em thường ăn ít, chán ăn, nôn khan, khó chịu, đầy hơi… khiến sữa mẹ tiết ít, không còn ngon như ban đầu. Càng làm bé bú ít, hay bỏ bú mẹ; Đau ngực nhiều: Đau ngực là một triệu chứng quen thuộc khi có bầu, dù phụ nữ có đang cho con bú hay không. Tuy nhiên, việc có thai khi đang cho con bú sẽ dẫn đến việc đau ngực dữ dội hơn; Mệt mỏi quá mức: Vì cơ thể người phụ nữ đang phải cung cấp dinh dưỡng cả cho em bé và thai nhi trong bụng mẹ, nên tình trạng mệt mỏi sẽ trở khủng khiếp hơn bao giờ hết. Mệt mỏi có thể là do người phụ nữ quá vất vả trong thời gian cho con bú. Ngoài ra, việc có bầu khi đang cho con bú có thể gây ra các cơn co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sinh non. Đồng thời cũng gây khó khăn cho việc bế con và cho con bú khi bụng bầu của mẹ ngày càng to hơn. Lượng dinh dưỡng trong cơ thể mẹ sẽ phải chia ba nên dẫn đến việc thai nhi yếu ớt, con suy dinh dưỡng và khiến cho người mẹ thêm mệt mỏi, thiếu máu. Việc mang thai và cho con bú, chăm sóc trẻ nhỏ cùng lúc quả thật gấp bội khó khăn, kể cả khi mẹ được gia đình hỗ trợ hết mực thì cũng khó tránh những ảnh hưởng lên sức khỏe, tinh thần. Do đó, mẹ nên chú ý đến 4 nguyên tắc sau để giúp giữ sức khỏe cho bản thân, đồng thời có thêm năng lượng để nuôi dưỡng các bé yêu tốt hơn: Nên chú ý bổ sung nước và dinh dưỡng thường xuyên với số lượng nhiều hơn, để có thể cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và hai bé; Tập trung nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ sớm, đủ giấc và tránh stress/ căng thẳng hay quá ôm đồm mọi công việc. Giao phó, chia sẻ trách nhiệm này cho ông xã hay người thân trong nhà để bạn có thể phục hồi năng lượng, tránh trầm cảm sau sinh; Mẹ hoàn toàn có thể vừa mang thai vừa nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên bạn nên chuyển bé sang chế đô ăn dặm nếu bé lớn đã đủ tuổi. Trong trường hợp cai sữa, cũng cần cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú, để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người phụ nữ; Nếu bé lớn chưa đầy 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹthì mẹ có thể cho bé bú tiếp, để đảm bảo sự tăng cân bình thường. Tuy vậy, việc có cho cả hai bé bú cùng lúc hay không cũng là một điều nên cân nhắc; Cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu tiết ra sữa non vào tháng thứ 4, lúc này có bé sẽ bỏ sữa vì mùi vị thay đổi, có bé sẽ tiếp tục bú. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng về nguồn sữa non sẽ cạn kiệt, sữa sẽ tiếp tục tiết ra cho đến khi mẹ sinh em bé tiếp theo. Không ít phụ nữ mang thai khi đang cho con bú không phát hiện ra cho đến khi bụng quá to, dù những dấu hiệu có bầu trở nên quá rõ ràng. Điều này thường khiến cho thai nhi bị bỏ bê trong khoảng thời gian đầu quan trọng của thai kỳ. Cho nên điều cần thiết nhất luôn là, chị em phụ nữ sau sinh nên chú ý sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn từ sớm khi quan hệ, nhằm tránh có bầu mà không biết, dễ khiến cho mẹ căng thẳng, kiệt sức mệt mỏi, còn em bé và thai nhi dều không được chăm sóc đầy đủ nhé.

Giữ gìn sức khỏe khi mẹ cho con bú khi mang thai
7 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

cảm ơn mom đã chia sẻ nhé

TapFluencer

cảm ơn m chia sẻ

VIP Member

cảm ơn mẹ Kutin

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích

hay nè