#trainghiemcaycoquanhta

LÁ TRẦU KHÔNG - SÁT THỦ CỦA VI KHUẨN HP DẠ DÀY. 🍃🍃🍃🍃🍃🍃🍃 Hiện nay, có tới 70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Vi khuẩn HP ( Helicobacter Pylori ) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Loại khuẩn này lây lan nhanh qua nước bọt nên khi ta ăn uống chung dễ mắc phải. Nó có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính và đây là nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% người nhiễm HP có nguy cơ mắc ung thư. Có một số bạn bè của mình phàn nàn rất khó chịu khi bị nhiễm HP và lo lắng nữa! Con trai mình cũng từng bị và phải điều trị bằng thuốc tây dài ngày rất căng thẳng, mệt mỏi. Sau khi điều trị thì cũng chưa chắc là sẽ không bị mắc lại, vì vậy mình đã chọn biện pháp phòng còn hơn chống. Rất may mắn là mình được biết đến bài thuốc dân gian này và dùng khá hiệu quả. Con không còn bị ợ hơi, cồn cào và nóng rát dạ dày, thực quản nữa. Sau khi điều trị bệnh mình cũng hay bị chảy máu chân răng. Mình đã kết hợp cả với mật ong lên men và dùng thường xuyên để nhất cử, chín mười tiện luôn. 🍀 Lá trầu không chứa chất chống lại các gốc tự do, nên có tác dụng tiêu viêm, diệt trừ vi khuẩn hiệu quả. Nó giúp trung hòa acid trong dạ dày, kích thích quá trình co thắt và giãn nở cơ vòng ngăn chặn việc trào ngược và bảo vệ niêm mạc, làm lành tổn thương viêm loét dạ dày. Đồng thời, lá trầu không cũng có tính ấm, rất tốt cho việc kích thích hệ tiêu hoá. Xin chia sẻ với cả nhà một số bài thuốc hay với lá trầu mà mình đã trải nghiệm. 1️⃣ Chữa HP dạ dày: Buổi sáng, sau khi thức dậy, lấy một lá trầu ( loại bánh tẻ đến loại lá già ), rửa sạch và nhai kỹ mới nuốt. Dùng liên tục ít nhất 30 ngày. 2️⃣ Chảy máu chân răng, chống viêm lợi: Giã hoặc xay nát lá trầu không, cho mật ong lên men vào ngâm. Nhai kỹ thật lâu rồi nuốt để vừa chữa chảy máu chân răng, chắc lợi vừa giúp tiêu hoá tốt. Khi bạn nhai kỹ còn giúp các nơ ron thần kinh kết nối, trí tuệ cũng phát triển hơn. Nước bọt trong khi nhai cũng là loại kháng sinh cực tốt cho cơ thể của chúng ta. 3️⃣ Chăm hoa hồng: Đun nước lá trầu không, thêm chút muối để vừa đủ ấm và dùng ngâm mông sau kỳ kinh phòng viêm nhiễm phụ khoa. Khá là phê pha đấy! 4️⃣ Bệnh ngoài da: Giã nát hoặc vò lá trầu không trong nước, thêm chút muối để chữa các bệnh ngoài da như tràm, vảy nến, ngứa, dị ứng, gàu... rất tốt. Bạn thấy không, cây cỏ yêu thương chúng ta lắm đấy! Bạn có yêu thương cây cỏ????? Chúc cả nhà luôn tươi trẻ, mạnh khoẻ! Nguồn Chị Metta Huyền Nguyễn đăng trong Liên minh nông nghiệp tử tế ngày 30/9

#trainghiemcaycoquanhta
5 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

dạo trc t bỏ 2 lá vào miệng nhai, kết quả, phòng rộp hết cả miệng 😂

3y ago

🤣🤣🤣

TapFluencer

hữu ích nè🤗

TapFluencer

đã lưu lại

VIP Member

hữu ích nè

TapFluencer

🌟