[GIẢI ĐÁP] LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SINH ĐẺ NTN?

[GIẢI ĐÁP] LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SINH ĐẺ NTN? Mang thai 3 tháng cuối, việc tìm hiểu cách làm thủ tục đăng ký sinh đẻ là rất quan trọng để mẹ không rơi vào thế bị động khi chuyển dạ sinh con bất ngờ. Tốt nhất là mẹ và người thân nên tìm hiểu trước để biết rõ cách thực hiện. Khi có dấu hiệu chuyển dạ thì vào viện làm mọi thứ thật suôn sẻ, sinh đẻ êm xuôi (vì dân gian có câu “đầu xuôi đuôi lọt” mà). Giấy tờ và hồ sơ cần thiết trong hành trang đi sinh Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, ECG (nếu có) và các phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai (khám tại bệnh viện hoặc các nơi khác). Sổ hộ khẩu bản chính và bản photocopy Chứng minh thư dân dân/thẻ căn cước bản chính và bản photocopy Thẻ bảo hiểm (có dán ảnh) bản chính và bản photocopy Thẻ gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photocopy Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh. Quy trình nộp hồ sơ sinh đẻ như thế nào? Các mẹ nào còn chưa biết trình tự thì có thể tham khảo dưới đây: -Mua sổ khám, nộp phí khám. -Làm các xét nghiệm: tổng xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. -Thử đường huyết. -Đếm cử động và nghe nhịp tim thai. -Siêu âm thai. Chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản: CMND, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu có), sổ hộ khẩu. Các giấy tờ này để làm giấy chứng sinh cho em bé, thủ tục hưởng bảo hiểm y tế cho mẹ. Nên photo làm 2 bản và nộp cho bệnh viện khi họ yêu cầu. ** LƯU Ý: 1.Mỗi bệnh viện sẽ có quy định khác nhau về việc làm hồ sơ sinh và thay đổi theo từng thời điểm nên mẹ cần cập nhật trước tình hình để tránh mất thời gian, lãng phí tiền bạc. 2.Đến sớm trước giờ bệnh viện bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự. Lắng nghe hướng dẫn của y tá để tiết kiệm thời gian trong khi di chuyển đến các phòng khám, xét nghiệm một cách nhanh nhất. 3.Mẹ bầu nên đi cùng người nhà để có người hỗ trợ lấy số khám, nộp lệ phí, dựa dẫm lúc mệt mỏi. 4.Không ăn sáng để tiến hành xét nghiệm máu. Nếu bệnh viện muốn làm xét nghiệm đường huyết, mẹ cần nhịn ăn ít nhất từ 8 giờ tối ngày hôm trước và chỉ ăn sau khi tiến hành xét nghiệm đường huyết xong. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong. 5.Chuẩn bị từ 1-2 triệu đồng để nộp phí. Nếu mẹ bầu có bảo hiểm y tế đúng tuyến thì số tiền này sẽ được miễn giảm khá nhiều. 6.Khi cơ thể có thay đổi bất thường: ra dịch hồng, đau bụng lâm râm, đau quặn, rỉ ối… thì nên đến bệnh viện khám ngày, làm thủ tục đăng ký sinh (nếu mẹ chưa đăng ký trước đó). 7.Sau khi mọi thủ tục hoàn tất, nếu bị đau nhiều thì mẹ cần gọi bác sĩ để họ khám xác định đã sinh được ngay hay chưa. Nếu chưa thì ra phòng chờ thêm, nếu rồi thì chuyển vào phòng sinh. 8.Mẹ bầu khám thai định kỳ ở bệnh viện nào thì nên đăng ký sinh ở bệnh viện đó.

[GIẢI ĐÁP] LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SINH ĐẺ NTN?
6 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

May bv cũng k hách dịch gây khó khăn j nhiều. Làm nhanh thôi

ko có hộ khẩu thì bệnh viện ko cho đẻ sao mn ??

VIP Member

Chia sẻ hữu ích

1y ago

Mình đứa đầu có đăng ký trc sinh đứa sau đau mau nên gần sinh mời đi viện k đăng ký trc.

VIP Member

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ich