Căng cứng bụng khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả

Căng cứng bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng không phải mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ, dẫn tới những lo lắng không đáng có. Không chỉ lo lắng cho sức khỏe bản thân, trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ còn lo lắng thêm cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mọi sự biến đổi của cơ thể, dù nhỏ cũng có thể làm mẹ lo lắng. 1. Bụng bầu căng cứng khó chịu vì tử cung lớn dần Mang thai 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ nên hầu hết các mẹ sẽ không cảm nhận được. Tuy nhiên, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần và tử cung cũng phải lớn lên để thích nghi với thai nhi. Sự phát triển mỗi ngày một lớn của thai nhi trong tử cung sẽ làm tăng tạo áp lực lên bàng quang, trực tràng và thành bụng, hiện tượng bầu cứng bụng dưới lúc này sẽ càng trở nên rõ rệt hơn. 2. Bụng bầu căng cứng khó chịu do khung xương thai nhi phát triển Thai nhi nằm gọn trong tử cung ngày một lớn dần cũng chính là nguyên nhân làm bụng bầu căng cứng khó chịu. Lúc này, khung xương của thai nhi đang bắt đầu phát triển và tăng dần về kích thước. Vì vậy, mỗi lần bé cử động hay quẫy đạp, mẹ bầu sẽ thường cảm nhận những cơn gò nhẹ rất rõ. Đừng quá lo mẹ nhé! Những cơn gò cứng bụng lúc này là dấu hiệu cho thấy con yêu đã cứng cáp hơn. 3. Cân nặng của mẹ cũng góp phần khiến bà bầu bụng căng cứng Không chỉ có nguyên nhân từ thai nhi, việc bà bầu bị căng tức bụng dưới cũng có thể do mức cân nặng của bà bầu. Mẹ bầu gầy, người mỏng, bụng ít mỡ thường có cảm giác bụng bị căng cứng sớm hơn những mẹ bầu có thể trạng mập hơn. Một số mẹ bầu sẽ chỉ thực sự cảm thấy những cơn gò bụng từ 3 tháng cuối nếu tăng cân nhiều hơn vào khoảng thời gian này. 4. Bầu cứng bụng dưới do táo bón Khoảng thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển và lớn mạnh đều đặn của thai nhi. Tuy nhiên nếu không đảm bảo được chế độ ăn uống hợp lý hay chính sự chèn ép của tử cung lên trực tràng sẽ gây ra nguy cơ mắc một số rối loạn đi cầu như táo bón. Đó chính là lý do vì sao bà bầu bị căng tức bụng sau khi ăn. Có thể mẹ không biết, nhưng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bụng bầu căng cứng khó chịu đấy nhé! Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày, tránh hạn chế ngồi lâu một chỗ. Bà bầu bị căng cứng bụng cần làm gì? Bên cạnh những cách hạn chế tình trạng bụng căng cứng khi mang thai phù hợp với từng nguyên nhân đã nêu ở phần trên, bạn cũng nên thực hiện thêm các lưu ý dưới đây. Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe thai kỳ, ví dụ như tập yoga, đi độ… Giữ tâm trạng thoải mái, trò chuyện vui vẻ nhiều hơn với chồng và người thân. Tuân thủ lịch khám thai định kỳ Tránh xa các hóa chất gây hại mà ngày thường bạn thường sử dụng như thuốc uốn tóc, nhuộm tóc, sơn móng tay Hạn chế các hoạt động tiếp xúc với hoá chất như nhuộm tóc, sơn móng tay. ST

2 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

chia sẻ hay

TapFluencer

Hữu ích