Một số lưu ý trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm thì mỗi gia đình mỗi kiểu, nhưng mà có một số thói quen trong cách nấu có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé đấy. Nếu như mẹ muốn bé ăn ngon và khỏe mạnh thì trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm, các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây: Nước hầm xương không phải lựa chọn tốt nhất Nhiều bà mẹ có quan niệm nước hầm xương có nhiều canxi và giàu chất dinh dưỡng nên khi nấu cháo cho bé ăn chỉ trộn mỗi nước hầm xương với cháo là đủ. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm với cách nấu cháo kiểu này sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé đồng thời nếu chỉ ăn nước hầm xương có thể khiến trẻ ăn dặm bị thiếu chất xơ dẫn tới táo bón. Đừng quên bổ sung dầu ăn cho trẻ Chất béo động vật rất khó hấp thu và thường không tốt cho sức khỏe, vì vậy thay vì dùng chất béo động vật thì mẹ hãy thêm vào khẩu phần ăn của bé một lượng nhỏ dầu thực vật như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu đậu phộng,... vào cháo để giúp cháo vừa thơm ngon, béo lại còn bổ sung thêm năng lượng cho trẻ. Bạn cần lưu ý dầu ăn nên cho khi cháo đã chín để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng, nếu trong quá trình chế biến thức ăn đã có dầu ăn thì khi cháo đã chín không cần cho thêm dầu ăn nữa. Ghi nhớ nguyên tắc loãng đặc Khi trẻ mới ăn cháo thì mẹ nên nghiền cháo thật loãng để trẻ dễ nuốt, sau đó tăng dần độ thô bằng cách rây cháo, sau đó cho trẻ ăn cháo hạt việc này sẽ giúp trẻ tập ăn và trẻ cũng đỡ bị ngán cháo. Mẹ cần tăng dần độ thô để bé tập nhai và cảm nhận được hương vị của thức ăn. Chú ý vấn đề nêm gia vị cho trẻ Thông thường đối với trẻ từ 6-9 tháng tuổi thì món cháo của bé không nêm gia vị. Nếu như mẹ muốn món cháo của mình gia tăng hương vị thì mẹ có thể chọn kết hợp cháo với phô mai. Từ giai đoạn 9 tháng đến 1 tuổi, mẹ có thể thêm vài giọt nước mắm vào cháo cho bé. Đừng nêm cháo quá đậm như vậy sẽ khiến ảnh hưởng đến thận của bé. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì lượng cháo bé ăn cũng khác nhau vì vậy bạn cần theo dõi nhu cầu của bé nhà mình để nấu lượng cháo phù hợp không nên để cháo qua đêm rồi tiếp tục cho trẻ ăn. Chú ý đầy đủ các nhóm thực phẩm Các mẹ nên nhớ để trẻ phát triển toàn diện thì trẻ cần được hấp thu đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vì vậy khi nấu cháo cho bé mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm này nhé! Ngoài ra thì để giúp bé tránh trường hợp bị táo bón, khó tiêu thì mẹ đừng quên bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần cháo ăn hàng ngày của bé. Một số thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm mẹ có thể tham khảo như: bông cải xanh, thịt, các loại cá, tôm, bí đỏ, khoai lang, rau lá xanh...

Một số lưu ý trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm
11 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

kiến thức rất bổ ích

TapFluencer

Cảm ơn mom đã chia sẽ

VIP Member

Thanks mom đã chia sẻ

TapFluencer

hay quá mom

VIP Member

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

Hữu ích

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích