Có nên cho bé học tiếng anh sớm?

Các mẹ ơi! TAP thấy rằng các khóa học tiếng anh cho trẻ em ngày càng nhận các bé nhỏ, có khi chỉ mới 3 tuổi. Một số mẹ cho rằng không nên cho trẻ học tiếng anh sớm. Ý kiến các mẹ về vấn đề này ra sao? TAP sẽ dành 100 điểm cho 5 mẹ có ý kiến hay nhất nha. Hơn nữa, ý kiến của các mẹ còn được đăng trên bài viết của TAP nữa đó!

Có nên cho bé học tiếng anh sớm?
31 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

Chủ đề thảo luận này làm mình nhớ tới một người đồng nghiệp cũ có cô con gái nhỏ, tầm 3 4 tuổi, cô ấy quay clip lại, bắt con gái ngồi vào bàn tập đọc hết bảng chữ cái bằng tiếng Anh, mỗi chữ cái sẽ có 1 từ vựng tương ứng, con bé đọc dc 4 ,5 chữ thì tỏ vẻ khó chịu, tính quay đi chỗ khác thì bị mẹ la, bắt ngồi lại đọc hết mới dc đi chơi. Con bé uốn éo mình mẩy, cố gắng nhớ rồi đọc với một vẻ mặt nhăn nhó, chẳng thấy gì gọi là thích thú khi đọc mấy con chữ đó. Còn mẹ thì hí hửng up clip lên facebook để khoe với mọi người rằng bé biết tiếng Anh mà chẳng mảy may để ý đến cảm nhận của con mình. Cá nhân mình thấy 3 tuổi thì chưa nên cho con học ngoại ngữ. Do ở tuổi này con đang học nói nhiều, nghe ngóng nhiều, vì vậy nên cho con học nói tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ cho tốt đã. Nếu cho con học ngoại ngữ quá sớm sẽ dẫn đến việc bị rối loạn ngôn ngữ, gọi tắt là loạn ngữ. Những từ cơ bản như ba, mẹ, cơm, cá, xe chẳng hạn thì con sẽ không thể nhớ được từ đó trong tiếng Việt là gì, mà có khi sẽ bật ra daddy, mommy, mum mum, car, fish.. Vì bản thân mình cũng là người học về ngoại ngữ nên mình đã trải qua việc đôi khi nói chuyện, hay dịch thuật, phiên dịch tự dưng quên mất tiêu từ đó trong tiếng Việt là gì, trong đầu chỉ nhớ mỗi từ ngoại ngữ hoặc từ đồng nghĩa với nó thôi. Người lớn còn bị ảnh hưởng như vậy thì trẻ nhỏ vẫn hay được ví như tờ giấy trắng, dễ vẽ lại khó xóa thì còn bị tác động nhiều hơn. Có một sự thật mà ko phải ai cũng biết, đó là muốn học giỏi ngoại ngữ thì bản thân mình phải giỏi tiếng mẹ đẻ trước đã. Nên với mình, mình sẽ ko để con tiếp xúc với ngoại ngữ quá sớm, ít nhất phải tầm 5 6 tuổi, nếu con hứng thú về ngoại ngữ, mình sẽ dạy cho con. Mình muốn để con mình phát triển tự nhiên, ko gò ép điều gì cả, việc học ngoại ngữ cũng vậy, làm sao để khi tới độ tuổi chín muồi để tiếp xúc ngoại ngữ thì con sẽ vui vẻ đón nhận kiến thức, hăm hở học hỏi chứ ko phải cau mày khó chịu khi bị bắt buộc học những điều con ko thích.

Đọc thêm

Theo mình thì nên cho trẻ tiếp xúc sớm với ngoại ngữ. Tiếp xúc khác với học nhé. Các con nói chuyện với ba mẹ, anh chị,.. hàng ngày thì đương nhiên tiếng Việt vẫn là ngôn ngữ con được ghi nhớ trong đầu nhất. Con tiếp xúc với ngoại ngữ qua trò chơi, các bài hát, nghe kể chuyện trẻ em,.. thì con sẽ tự nhận thấy còn có ngôn ngữ khác nữa không phải chỉ có tiếng mẹ đẻ. Nên để con được tiếp xúc 1 cách tự nhiên, vui vẻ và khám phá nó. Tiếng Anh là một ngôn ngữ có logic và thông minh, ko phải tự nhiên nó được chọn là ngôn ngữ thế giới. Đối với mình, ngoại ngữ sau này cũng chỉ là 1 trong những kỹ năng, công cụ phục vụ con học và làm việc. Vậy tại sao ta không coi nó như các đồ vật, đồ chơi khác? Ví dụ con chưa được phép cầm đồ dễ vỡ, đồ nóng, sử dụng kéo, dao, hay bê đồ nặng,.. nhưng mình có thể cho con tiếp xúc dần để con hiểu được nó nóng, lạnh, vỡ sẽ ntn, mua kéo thủ công an toàn để con tập cắt,.v.v. Con khám phá chúng như trò chơi. Thì tiếng Anh cũng như vậy, con nghe dần qua bài hát trẻ con, lời kể chuyện, những câu truyện tiếng Anh ngụ ngôn dí dỏm, và con khám phá tiếng Anh. Về việc đi học tiếng Anh thì thực sự lại là vấn đề khác hẳn. Ba mẹ cần chọn trung tâm có trình độ thực sự để khơi dậy đúng phần tư duy ngôn ngữ trong não con. Trong khi các trung tâm mọc như nấm thì chọn được trung tâm dạy chuẩn mới là nan giải. Và quan điểm của ba mẹ cũng cực kỳ quan trọng. Đối với mình, học ngoại ngữ để phát triển tư duy ngôn ngữ cho con, không có nghĩa là đưa con đến trung tâm, về con phải biết nói ngoại ngữ ngay, sao con nhà kia bằng tuổi đã nói sõi câu này câu kia mà con nhà mình về chả thấy sử dụng tiếng Anh gì cả, rồi giục con đọc. Vậy là tự đưa mình vào tâm lý tiêu cực, bé cũng tự nhiên mà mất cảm hứng với ngoại ngữ.

Đọc thêm
VIP Member

Mh ko nghĩ học ngoại ngữ lúc 3 tuổi là một phương pháp giáo dục tốt. Tiếp cận ngoại ngữ thì có thể. Nhưng học thì chưa nên. Trẻ lên 3 tuổi vẫn đang trong quá trình làm quen, nhận diện, học ngôn ngữ mẹ đẻ. Nếu dạy song song cả hai ngôn ngữ sẽ rất dễ khiến trẻ rối loạn, nhớ nhầm, nhớ sai, sẽ ảnh hưởng ko tốt đến việc học chữ mẹ đẻ và ngoại ngữ về sau. Chưa kể, trẻ còn quá nhỏ, việc học chỉ mang tính chất tham gia chứ quan trọng vẫn là rèn luyện kỹ năng vận động, và các kỹ năng sống cơ bản như ăn, nói,chơi..... Chúng ta không thể nhân danh người lớn mà cướp đi tuổi thơ của trẻ bằng việc ép con tham gia các lớp học từ lúc còn quá nhỏ, con còn chưa đủ nhận thức. Tuy nhiên, nên để trẻ tiếp cận ngoại ngữ một cách tự nhiên qua giao tiếp hàng ngày, tivi, sách báo.... Tùy từng bé, sẽ có sự hứng thú hay không hứng thú với ngoại ngữ. Không nên ép buộc trẻ nhất định phải học ngoại ngữ ở thời điểm này, sẽ rất dễ gây tâm lý bài xích. Mh đã nuôi 3 con trong giai đoạn tiểu học và qua tiểu học. Cùng lứa tuổi của con mh, rất nhiều bé đã đi học thêm về ngoại ngữ rất nhiều năm nhưng khi giáo viên đánh giá lực học ngoại ngữ bằng điểm khảo sát hàng tháng, mh thấy không hề có sự vượt trội .Thậm chí, có bé không làm được vì bài "quá dễ " và vì kiến thức các bé đã học thêm không trùng với kiến thức trong nhà trường. Đây chính là lợi bất cập hại từ việc nhồi nhét ngoại ngữ không đúng cách.

Đọc thêm
TapFluencer

Hồi lần đầu có bầu, tớ nhớ là có đọc được nghiên cứu nào đó nói rằng trẻ 0-3 tuổi tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 sẽ rất tốt cho tư duy... thế nên tớ dạy con tiếng anh từ trong bụng mẹ (thai giáo) chứ 3 tuổi đâu có là sớm. Loạn ngữ bởi vì khi trẻ không biết/nhớ tiếng việt của từ này là gì và không ai chỉ cho bé kịp thời?? Chứ trong đầu cần động não để tìm từ nói cho đúng hoặc thậm chí suy nghĩ được bằng tiếng anh/việt cũng là điều tốt mà. Nói thật lòng thì con tớ chưa trưởng thành nên cũng không biết chắc chắn dạy con tiếng anh sớm như này là tốt hay xấu, có lẽ phải sau này mới biết. Chỉ có điều là tớ không đưa con đi học trung tâm mà ở nhà hát tiếng anh con nghe, đọc sách thiếu nhi tiếng anh cùng con, cùng nhau nghe podcast trước khi đi ngủ... 2 tuổi con tớ bắt đầu thể hiện thích nghe các bài hát tiếng anh hơn tiếng việt. Lúc 2 tuổi rưỡi đang ngồi chơi nó hát nguyên bài Daddy finger (tớ luôn hát khi pha nước và cả quá trình tắm cho nó) tớ thấy sốc toàn tập. Tớ chưa bao giờ ép con phải học, nhưng tớ tin là tạo cho con niềm vui khi cùng học ngoại ngữ với con và những thành tựu con đạt được có thể giúp con tự tin khi học ngoại ngữ sau này ở trường.

Đọc thêm
Super Mum

Mình nghĩ cho bé 3 tuổi học kiểu vừa học vừa chơi là chính. Ngôn ngữ mẹ đẻ con chưa nhiều mà thêm ngôn ngữ nữa và không phải bé nào cũng tiếp thu được 1 lúc 2 ngôn ngữ trong khi còn quá nhỏ. 6 tuổi đi học cũng không muộn. Em con dì út của mình, 7 tuổi mới làm quen tiếng anh, năm 15 tuổi đã lấy được bằng TOEFL 920 điểm và nhận được học bổng đi du học ở Mỹ rồi. Và cũng tùy con lúc 3 tuổi, có sẵn sàng tiếp thu thêm ngôn ngữ không nữa. Mình gặp nhiều trường hợp phụ huynh muốn con bằng bạn bằng bè, cố cho con đi học sớm, kết quả lại phải đưa con đi điều trị tâm thần. Báo chí cũng đăng những trường hợp là thủ khoa của trường đại học nhưng lại không nhập học mà phải vào viện tâm thần, những trường hợp như thế, đau lòng lắm. Theo mình là tùy khả năng của con mà quyết định cho con học sớm hay trễ hơn 1 chút.

Đọc thêm
TapFluencer

theo mình trẻ 3 tuổi nên cho học tiếng mẹ đẻ trước khi trẻ hứng thú với tiếng việt và nói sõi tiếng việt rồi mới định hướng cho trẻ tiếp xúc tiếng anh. giai đoạn trẻ phát triển trí não nhiều là từ 6tuổi trở lại nên bé nhà mình 4tuổi rưỡi mình mí cho học tiếng anh vừa học vừa chơi thông qua hình vẽ tranh ảnh và hình khối bằng gỗ k ép bé , không nhồi nhét kiến thức con quá nhiều tạo môi trường vừa học vừa chơi vui vẻ với con bé nhớ rất lâu. bên cạnh đó mình tập trung vào tiếng việt nhiều để con không bị nhầm lẫn 2 thứ ngôn ngữ này mí nhau.

Đọc thêm
TapFluencer

mk nghĩ là cho trẻ sớm tiếp cận 1 ngôn ngữ mới cũng là 1 cái hay. tuy nhiên cái j cũng có mặt lợi và mặt hại . việc học đan xen 2 ngôn ngữ cùng 1 lúc rất dễ làm trẻ bị nhầm lẫn với nhau. mk nghĩ là độ tuổi hợp lý để con học thêm tiếng Anh là trên 4 tuổi. khi con đã rắn rỏi về tiếng việt phụ huynh sẽ bắt đầu cho con học tiếng Anh cũng k muộn. học song song 2 ngôn ngữ cùng 1 lúc rất là khó cho con trẻ . phụ huynh nên cân nhắc từng độ tuổi và năng lực nhận thức của con cho con học thêm tiếng Anh để k tạo áp lực lên con và ba mẹ

Đọc thêm
TapFluencer

3 tuổi là lứa tuổi vàng để bé học hỏi, tiếp thu và trí não cũng hoạt động tốt ở giai đoạn từ 0-6 tuổi. Tuổi này bé sẽ tò mò nên tiếp thu rất nhanh. Tiếng Anh cũng ko ngoại lệ, nhưng ko vì vậy mà nhồi nhét vào bé dễ gây ra tình trạng loạn ngôn ngữ, gây áp lực tới bé dẫn đến sợ hãi. Mỗi ngày ba mẹ chỉ cần bỏ ra từ 5-10p để con làm quen với 1-2 từ vựng mới là đủ, chẳng cần đến trung tâm hay trường lớp. Đến khi nào bé sẵn sàng học thì mới cho con đến trung tâm để phát triển thêm các kỹ năng giao tiếp với bạn bè

Đọc thêm

Con em mới 8thang ruoi . e muon cho con học tiếng anh sơm . Nhưng chua biết lam cách lam de con co the tiep nhận một cách tốt nhất. Theo y. kiến cá nhân em cảm thấy cho trẻ học tiếng anh sớm rất quan trọng đấy ạ Bé sẽ dễ tiếp thu hơn học nhanh hơn khi để bé lớn đấy ạ Từ 0-6 tuổi là giai doanh rất quan trọng về tư duy và ngôn ngữ của bé. Nếu có khoá học tiếng anh cho bé tu 0-6 tuoi nhat dinh se tham gia con bé nha minh

Đọc thêm
TapFluencer

mình nghĩ là k nên,con ở tuổi này còn đang vui đùa, nhảy nhót ,ca hát, chúng ta có thể cho con nghe nhạc tiếng Anh nếu con thích,k nên bắt ép vì ở tuổi này tiếng mẹ đẻ chưa hiểu hết thì học tiếng Anh để làm gì.quan điểm cá nhân mình khi con lên tiểu học rồi thì khi nào con thích học thì mình sẽ tạo điều kiện cho con học

Đọc thêm