HIỆN TƯỢNG ĐAU BỤNG Ở TRẺ NHỎ

Các bà mẹ nên chú ý, nếu con bạn cảm thấy khó chịu, khóc, quấy rầy… đó có thể là một dấu hiệu của tình trạng đau bụng của trẻ. Phải chú ý tới thời điểm bé thấy không thoải mái: có phải ngay sau ăn? cũng như những triệu chứng khác bé có như sốt, nôn, hoặc tiêu chảy?. Những thông tin này rất hữu ích để giúp bạn và các bác sỹ xác định được nguyên nhân và có các biện pháp xử trí. Những tình trạng dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau bụng (đau dạ dày) ở trẻ nhỏ: 1. Trẻ khóc không thể kiểm soát được (Colic) Là hiện tượng trẻ khỏe mạnh, ít hơn 5 tháng tuổi khóc nhiều và khóc không thể kiểm soát được hơn 3h liên tiếp 3 đến 4 ngày ít nhất 3 tuần, và y học không thể giải thích được và điều trị cho sự khó chịu này. Rất may là đa số trẻ cải thiện sau 3 đến 4 tháng và hết tới khi bé được 5 tháng tuổi. 2. Đau bụng hơi khí Đây là nguyên nhân phổ biến ở trẻ trong 3 tháng đầu của cuộc đời khi hệ tiêu hóa đang hoàn thiện và cũng ở khoảng giữa 6 đến 12 tháng tuổi lúc trẻ có xu hướng thử nhiều thức ăn khác nhau trong lần đầu tiên. 3. Táo bón Là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ bắt đầu thức ăn rắn. Nếu con bạn có nhu động ruột ít thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt nếu bé không đi một lần trong hơn 3 ngày và không được thoải mái khi đi, có thể bé bị táo bón. Dấu hiệu khác là phân khô và cứng mà khó khăn khi đi. Nếu con bạn đang ăn thức ăn rắn, bạn có thể giúp loại bỏ táo bón bằng cách cho bé thức ăn làm phân mềm hơn: bột lúa mạch, mơ, lê, mận, và đậu và loại bỏ những thức ăn có xu hướng làm phân cứng như: chuối, táo và nước táo, carot, gạo, và bí. Cho bé uống nhiều nước, tập thể dục có thể giúp phân di chuyển tốt hơn, xoa bóp bụng cho bé… cũng có thể giúp cải thiện tình trạng này. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ thuốc nào. 4. Trào ngược Đa số trẻ trớ một ít hoặc thậm chí nôn sau khi ăn. Nếu bé bị thường xuyên, được coi là trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược xảy ra khi van giữa thực quản và dạ dày không hoạt động chính xác, và thức ăn và acid dạ dày trào từ dạ dày lên cổ họng có thể làm khó chịu ở dạ dày và cảm giác bỏng rát ở cổ họng, ngực. Đa số trẻ hết trào ngược khi 1 tuổi. Các mẹ nên đưa trẻ đến khám và được bác sỹ tư vấn để biết cách làm thế nào để giảm triệu chứng và theo dõi bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 5. Viêm dạ dày Khi trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy, có thể bé bị viêm dạ dày ruột (stomach flu). Là bệnh phổ biến thứ 2 sau cảm lạnh. Khi bé bị làm cho bé nôn hoặc tiêu chảy, đau bụng cùng với sốt và giảm cảm giác ăn, nó có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Vì thế điều quan trọng là đảm bảo rằng con bạn nhận đầy đủ dịch (công thức hoặc sữa mẹ) trong khi bé chống chọi với bệnh tật. 6. Viêm nhiễm khác Cảm cúm thông thường có thể gây cho bé một tình trạng đau bụng bởi vì nhiều chất dịch nhầy bảo vệ đường hô hấp trên bị chảy xuống họng và có thể kích thích dạ dày. Một số trẻ em nôn những chất nhầy ra khỏi dạ dày và thường tự hết đau bụng. Một viêm nhiễm đường tiết niệu và thậm chí một viêm tai có thể dẫn đến vấn đề đường tiêu hóa, bao gồm buồn nôn và nôn. 7. Dị ứng thức ăn Các dị ứng thực phẩm có thể dẫn đến nôn, tiêu chảy, và đau dạ dày có thể có phân máu hoặc ban ngứa. Nếu con bạn bị dị ứng thức ăn, cơ thể bé nhận biết thức ăn như là chất lạ xâm nhập và giải phóng các chất hóa học của hệ miễn dịch, dẫn đến triệu chứng dị ứng mà có thể nhẹ hoặc nặng. Đưa đến bệnh viện nếu con bạn có những vấn đề về thở, có phù môi và mặt, hoặc nôn nặng hoặc tiêu chảy nặng sau ăn. Mặt khác, không dung nạp glucose, khi cơ thể thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose, đường đầu tiên trong sữa là hiếm ở trẻ em. Thường thể hiện muộn ở giai đoạn đoạn trẻ nhỏ hoặc giai đoạn tuổi teen. 8. Tắc đường tiêu hóa Nếu trẻ đang yên ổn thì đột nhiên đau quằn quại, co chân tay và khóc lớn, đặc biệt nếu những triệu chứng này tăng về cường độ và tần suất và có nôn. Có thể bé bị tắc đường tiêu hóa như: hẹp môn vị (khi cơ dẫn từ dạ dày tới ruột non dày nhiều mà thức ăn không thể đi qua) hoặc bệnh lồng ruột (khi một phần của ruột lồng vào phần kế tiếp), bạn nên mang bé tới phòng cấp cứu ngay lập tức. 9. Nhiễm độc thực phẩm Nếu con bạn ăn phải những thứ độc như: thuốc, thực vật, hoặc hóa chất, nó có thể là nguyên nhân một tình trạng đau bụng cũng như nôn hoặc tiêu chảy. Bé cũng có thể có đau bụng từ việc phơi nhiễm với chì mạn tính (từ đất, nước hoặc sơn cũ…). Nếu bạn nghi ngờ nhiễm chì, hỏi bác sỹ để kiểm tra. 10. Ốm khi di chuyển Nếu bé thấy ốm hoặc nôn trong chuyến đi trong xe car của bạn hoặc phương tiện khác, bé có thể có ốm khi di chuyển. Các chuyên gia tin rằng ốm khi di chuyển xảy ra khi có một sự mất kết nối giữa cái mà bé thấy và cái mà bé cảm nhận với phần nhạy cảm với di chuyển trên cơ thể bé, như tai trong và một số thần kinh. Bạn có thể cho bé nghỉ ngơi giữa chuyến đi dài, vì thế bé có thể hít thở không khí trong lành. Đừng cho bé bất kỳ thuốc nào cho việc ốm di chuyển mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

HIỆN TƯỢNG ĐAU BỤNG Ở TRẺ NHỎ
13 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
VIP Member

cảm ơn mom đã chia sẻ ah

VIP Member

cảm ơn mom nhé

VIP Member

tt hữu ích

TapFluencer

cảm ơn mom

VIP Member

Hay quá nè

VIP Member

Hữu ích

Hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

hữu ích