Thắc mắc có thai bao lâu thì ốm nghén, và khi nào hết nghén ko?

Có thai bao lâu thì ốm nghén? Nghén bao lâu thì hết? Nghén là hiện tượng bình thường khi mang thai, hầu hết 80-90% pn mang thai đều phải trải qua, đồng thời nó cũng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em đúng ko ạ. Đã mệt mỏi mà còn ko ăn ún gì đc thì biết làm sao? Tuy nhiên tùy vào thể trạng của mỗi người mà tình trạng ốm nghén xảy ra khác nhau. Có mẹ bầu chỉ trải qua những cơn ốm nghén thoáng qua, nhưng có nhiều sản phụ xuất hiện những cơn ốm nghén nặng, gây mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, mất nước và sức khỏe suy giảm.Hiện nay, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác nguyên nhân gây ra ốm nghén, nhưng theo nhiều suy đoán là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Trong 70% số thai phụ ốm nghén trong 3 tháng đầu thì hơn nửa là gặp hiện tượng này ở tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 của thai kỳ. Ngoài ra, cũng có nhiều bà bầu khi mới mang thai đã bị nghén, vì thế đây cũng là dấu hiệu giúp chị em nhận biết mình đã có em bé. Thông thường cơn ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4- 6 của thai kỳ và diễn ra trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung. Nhưng thông thường tần suất và mức độ nghén nặng nhất của các mẹ bầu sẽ vào khoảng tuần thứ 9 đến tuần thứ 10 vì là thời điểm nồng độ hormone hCG trong cơ thể thai phụ tăng cao nhất. Sau đó, từ tuần 11 - 15, nồng độ hormone này sẽ giảm dần, thậm chí có thể giảm đến 50% lượng hormone ở thời điểm cao nhất. Một điều thú vị mà các nhà nghiên cứu muốn có bạn biết nữa là ốm nghén cũng là cách mà cơ thể phản ứng lại các thực phẩm và các chất độc hại. Điều này giúp hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé yêu. Sau khi trải qua thời điểm này thì các triệu chứng của ốm nghén sẽ giảm dần. Và thông thường, đến tuần thứ 14 tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, cũng có số ít bà bầu sau tuần thứ 9 thì tình trạng ốm nghén càng ngày càng nặng. Ngoài ra, có bà bầu sẽ không bị ốm nghén trong suốt 9 tháng mang thai. Những cũng có bà bầu sẽ bị tình trạng này "đeo bám" trong cả thai kỳ và chủ yếu gặp ở những thai phụ có triệu chứng ốm nghén nặng (nôn nhiều, không ăn đc gì, ăn xong nôn ra hết, mệt mỏi, uể oảI, mất nước, sụt 4-5 kg/ 3 tháng,…) Dưới đây là một vài gợi ý hữu ích cho mẹ bầu ốm nghén: -Tránh các mùi có thể gây kích thích buồn nôn và nôn như: thức ăn có mùi, mùi nước hoa nặng, mùi xe hơi, hoặc thậm chí các kích thích thị giác nhất định, giống như ánh sáng nhấp nháy; -Tránh các loại thực phẩm chứa chất béo nhiều như thực phẩm chiên rán vì phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Thực phẩm cay, chua, gia vị nhiều cũng nên hạn chế bởi nó có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ; -Không nên để dạ dày bị trống rỗng: Mẹ bầu nên ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ thường xuyên trong ngày, đồ ăn vặt nên được để ngay trên giường để có thể ăn ngay lúc đói; -Khi ăn nên ăn chậm để quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn; -Mẹ bầu không nên nằm ngay sau khi ăn. Thay vào đó sau khi ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng, tản bộ để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn; -Uống nước giữa các bữa ăn; -Bổ sung các loại đồ uống có chứa glucose, muối, và kali để bù đắp các chất điện giải bị mất; -Tập luyện nhẹ nhàng có thể là tập yoga nhằm giúp sản phụ thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi; -Gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Do vậy, mẹ bầu có thể sử dụng uống trà gừng, hay mứt gừng, kẹo gừng,... để giảm bớt triệu chứng buồn nôn; -Uống vitamin dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ; -Nếu tình trạng buồn nôn không thuyên giảm, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng các phương pháp như: truyền dịch để bù lượng dịch và các chất điện giải bị thiếu hụt, dùng thuốc chống ói.

Thắc mắc có thai bao lâu thì ốm nghén, và khi nào hết nghén ko?
6 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

cảm ơn m chia sẻ

VIP Member

Hữu ích

VIP Member

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

hay ạ