K nên cho con nhỏ chơi dt nhé

CHƠI ĐIỆN THOẠI/IPAD CÓ GÂY RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG-NGÔN NGỮ CHỦ Ý (TICS) Ở TRẺ NHỎ? Ngày nay, việc trẻ nhỏ được cha mẹ giới thiệu các thiết bị điện tử (điện thoại/ipad). Việc lạm dụng các thiết bị này thường nhằm gây chú ý trong khi ăn để trẻ ăn được nhiều hơn, hoặc dùng để "dụ trẻ chơi một mình". Thực tế các thiết bị này làm tốt chức năng "dụ trẻ" , nhưng hậu quả lâu dài của nó lên sự phát triển não bộ và vận động của trẻ đang được nhiều chuyên gia quan tâm. Gần đây tôi nhận được nhiều tin nhắn gửi đến với cùng nội dung: Liệu cho trẻ chơi điện thoại/Ipad có gây ra rối loạn Tics? Nhiều cha mẹ lo lắng: Khi thấy trẻ chơi game trên điện thoại và có hiện tượng nheo mắt, liệu có liên quan gì đến Tics? Thời gian chơi điện thoại/ipad bao lâu là không ảnh hưởng? BỆNH RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG- NGÔN NGỮ CHỦ Ý (TICS) Đây là dạng rối loạn liên quan đến vận động và cử chỉ ngôn ngữ, thường gặp ở trẻ nhỏ. Có 2 dạng thông thường sau: 1. Một số cơ (ở mặt, thân trên) vận động nhanh và đột ngột, có thể xử lý ngừng lại nhưng do xảy ra nhanh đôi lúc gây nhiều khó chịu/bất ngờ cho trẻ như: nháy mắt, lắc đầu, nhún vai, nhếch mép, nâng cánh mũi, cử động các ngón 2. Đột ngột phát ra những âm thanh không có nghĩa như hắng giọng, ho khạc, khụt khịt, lầm bầm, tiếng kêu, tiếng rít, hít thở vào mạnh, nhưng không thực sự ho, khạc, nói điều gì. Ở những dạng phức tạp khác có thể rối loạn kết hợp cả hai: cơ vận động và ngôn ngữ. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TICS Hiện tại, chưa biết rõ nguyên nhân nào gây ra Tics, nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Một số bằng chứng gần đây còn cho thấy môi trường có thể ảnh hưởng đến mức độ và tần suất xảy ra triệu chứng của TICS. CHƠI ĐIỆN THOẠI/IPAD & TICS Trong một báo cáo gần đây của Hiệp Hội Co Giật Hoa Kỳ cho thấy tần suất và mức độ Rối loạn TICS có thể liên quan đến tác nhân gây stress từ môi trường. Tác nhân Stress có thể bao gồm 3 loại: Stress gây hứng thú/nghiện, Stress áp lực và stress do bị bệnh/đau/vết thương. Việc cho bé tiếp xúc quá sớm với điện thoại/ ipad hoặc cho bé tiếp xúc quá nhiều thời gian với các thiết bị này trước 5 tuổi, độ tuổi mà não bộ bé chưa phát triển đầy đủ sẽ dễ dàng làm bé nghiện. Nhân tố dopamine được tiết ra trong não có thể đóng vai trò trong cơ chế "gây nghiện" các thiết điện tử, mở ra cho trẻ vô số hình ảnh và gây hứng thú buộc trẻ tiếp tục chơi. Đôi lúc,khi chơi với các thiết bị điện tử, trẻ "quên" luôn các triệu chứng TICS xảy ra. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Ngày nay, bằng chứng khoa học cho thấy việc gia tăng thời gian tiếp xúc màn hình điện tử gây ra TICS là chưa rõ. Nhưng, giảm việc tiếp xúc sớm và sử dụng các thiết bị này là cho thấy giảm các triệu chứng liên quan TICS. Đối với các bé đang có dấu hiệu TICS có thể gặp chuyên gia để tư vấn thăm khám trực tiếp vì hiện tại chưa có xét nghiệm nào đặc hiệu để chẩn đoán TICS. Các bé được khuyên nên ngưng các thiết bị điện tử hoặc giảm hơn 50% thời gian tiếp xúc màn hình sẽ mang hiệu quả trong điều trị TICS. LỜI KHUYÊN CỦA BYT ANH VÀ VIỆN NHI KHOA CỦA MỸ VỀ THỜI GIAN XEM TV TRONG NGÀY: + Các bé dưới 2 tuổi là không nên cho xem TV hoặc bất kì thiết bị điện tử nào +Các bé trên 2 tuổi không được xem quá 2 tiếng/ngày ĐỂ BÉ KHÔNG BỊ NGHIỆN * Tuyệt đối không nên giới thiệu bất kì thiết bị điện tử cầm tay nào cho bé dưới 2 tuổi (như điện thoại, ipad,..), dù chỉ 1 lần. * Không bao giờ dùng thiết bị điện tử cầm tay để dụ bé không khóc, để mở nhạc cho bé (có thể mở nhạc bằng loa, không màn hình, không cầm tay), để thu hút sự chú ý của bé, để dụ bé ăn cơm. * Chơi và giao tiếp với bé. Tự làm các trò chơi lành mạnh, cùng chơi và giao tiếp với bé là điều mà não bộ bé cần phát triển. ĐỂ GIÚP CÁC BÉ ĐÃ BỊ NGHIỆN Các bé đã nghiện rồi thì rất khó để bỏ thói quen này, cha mẹ phải kiên nhẫn và quyết tâm giúp bé bỏ nghiện * Giới hạn thời gian chơi và giảm dần mỗi tuần. Giới hạn chỉ còn 20 phút 1 ngày, tránh các giờ ăn. * Lấp đầy các khoảng trống đó bằng hoạt động vui chơi lành mạnh với bé. * Sử dụng đồ chơi hoặc điện thoại đồ chơi để giảm dần số lần chơi và thời gian chơi. BOTTOM LINE Việc giúp các bé đã nghiện thiết bị điện tử, trở lại sinh hoạt bình thường là rất khó, nhưng đó là điều bạn cần làm để giúp các bé hạn chế các vấn đề sức khoẻ lâu dài. Tuy nhiên, không có nghĩa là cấm đoán bé tất cả thiết bị điện tử, chỉ nên giới hạn thời gian và thay đổi lịch sinh hoạt trên các thiết bị này một cách hợp lý. Giới hạn thời gian trên màn hình điện tử của các bé là bạn đang gia tăng thời gian hoạt động vui chơi lành mạnh của bé. Hơn nữa, những bằng chứng cho thấy, trẻ bị TICS có thể có nhiều lợi ích trong phục hồi nếu có thời gian vui chơi lành mạnh gia tăng và giảm thời gian thụ động trên màn hình. Việc sinh ra 1 đứa trẻ khỏe mạnh và lành lặn là niềm vui lớn nhất của bạn và gia đình, do đó, đừng để 1 đứa trẻ vốn khỏe mạnh lành lặn lại trở nên khiếm khuyết do chính sự vô tâm hoặc suy nghĩ "lớn rồi tính" của cha mẹ. Ngày nay rất nhiều "tật" như Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị), Tât TICS, tật vẹo cột sống,...đang rình rập các thiên thần nhỏ của chúng ta. Cha mẹ nên hành động vì cuộc sống của các bé! Nguồn: Anh Nguyen

3 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi
TapFluencer

hữu ích 🤗

hữu ích

VIP Member

🥰