Chăm sóc tiền sản giúp mẹ phòng ngừa dị tật thai nhi.

Chăm sóc tiền sản là chăm sóc sức khỏe trong khi mang thai. Bác sĩ có thể khám cho các mom cứ 4 tuần một lần trong 6 tháng đầu mang thai, và thường xuyên hơn trong suốt 3 tháng cuối. Buổi khám đầu tiên của các mẹ sẽ lâu nhất. Trong buổi khám này, bác sĩ sẽ: • Kiểm tra chiều cao, cân nặng và huyết áp • Xét nghiệm máu tiền sản • Kiểm tra nước tiểu • Báo cho mẹ biết đã mang thai bao lâu’ • Kiểm tra sức khỏe mẹ, cũng như tiền sử y khoa của gia đình mẹ • Khám lâm sàng • Cho các mom biết về vitamin tiền sản với axit folic • Yêu cầu mẹ đến khi lên lịch hẹn khám lần sau. Ở Tất cả các Buổi khám Tiền sản, thông thường sẽ là: • Đo huyết áp, cân nặng, kiểm tra nước tiểu và sức khỏe tổng quát của mẹ bầu • Kiểm tra nhịp tim và sự tăng trưởng của thai nhi. Xét nghiệm Tiền sản có thể làm những loại xét nghiệm sau: • Xét nghiệm máu • Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục • Xét nghiệm để kiểm tra những vấn đề sức khỏe cho thai nhi. • Siêu âm – xét nghiệm này có thể được thực hiện khoảng 3 tháng và lặp lại khoảng 5 tháng. Các dị tật bẩm sinh ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu thai phụ có chế độ chăm sóc tiền sản tốt. Đây là tiền đề để trẻ sinh ra khỏe mạnh, mẹ yên tâm, giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do dị tật. Ngay khi phát hiện mình mang thai, thai phụ cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trong suốt thai kỳ, đồng thời tuân thủ lịch khám thai định kỳ cùng các siêu âm xét nghiệm cần thiết nhằm kịp thời phát hiện sớm các bất thường, có biện pháp can thiệp phù hợp để tạo nền tảng cho bé yêu chào đời khỏe mạnh. * Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua là ở các tuần thai: 1. 6 – 8 tuần: Xác định chính xác mẹ có thai hay không, thai vào buồng tử cung chưa, được bao nhiêu tuần, nghe tim thai. 2. 11 – 13 tuần: Siêu âm 4D để khảo sát hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…; xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Double test. 3. 20 – 24 tuần: Khảo sát hình thái học thai nhi nhằm phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan, nội tạng như não, tim, phổi, tay chân; đo các chỉ số phát triển của thai (vòng đầu, vòng bụng, cân nặng…). 4. 30 – 32 tuần: Đưa ra kết luận chính xác về các bất thường ở thai nhi, đánh giá tốc độ phát triển của thai, từ đó phòng tránh các nguyên nhân gây suy thai, đồng thời lên phác đồ điều trị nếu chẳng may phát hiện thai bị dị tật.

Chăm sóc tiền sản giúp mẹ phòng ngừa dị tật thai nhi.
7 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

hữu ích ạ

Super Mum

hay ý nghĩa

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

hữu ích

TapFluencer

Hữu ích

TapFluencer

hữu ích

VIP Member

hay