Nguyên nhân khiến bầu bị chuột rút

Bầu bị chuột rút hẳn là cảm giác rất khó chịu và cũng là chuyện thường gặp trong thời gian mang thai. Nhiều mẹ còn lo lắng chuyện bầu bị chuột rút có phải do thiếu chất hay không nữa cơ. Một số nguyên nhân khác gây chuột rút ở mẹ bầu: Do tăng cân khi mang thai: Thể trọng tăng lên từng ngày cũng làm tăng áp lực lên các cơ, nhất là hai chân phải ‘chống đỡ’ sức nặng và hoạt động thường xuyên khiến bạn bị chuột rút; Thay đổi của cơ thể: Tử cung giãn rộng để có không gian cho em bé phát triển sẽ chèn ép lên các dây chằng, gây hiện tượng căng dây chằng và tạo thành những đợt co rút ở bụng, thường được gọi là chuột rút vùng bụng; Chế độ dinh dưỡng không cân bằng: Nếu bạn biếng ăn do thai nghén, cộng với việc chế độ ăn uống không đảm bảo đa dạng về chất và hợp lý về lượng sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút, như thiếu canxi, natri, kali… Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thịt hoặc thực phẩm giàu protein sẽ làm ảnh hưởng quá trình chuyển hóa các carbohydrate, rối loạn chất điện giải; Nhiễm lạnh: Cơ thể bị nhiễm lạnh không những dễ gây cảm mạo mà khí lạnh còn kích thích lên lỗ chân lông, làm cho các cơ xảy ra hiện tượng co lại và gây chuột rút, đặc biệt là về đêm; Cơ thể mệt mỏi: Nếu khi mang thai mà bạn vẫn làm việc hoặc đi lại hay ngồi quá lâu đều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi quá sức, các cơ chịu gánh nặng lâu có thể bị tê cứng cục bộ và chuột rút; Nằm sai tư thế: Mẹ bầu trong lúc ngủ nếu nằm ở tư thế không thoải mái hoặc có vật nặng gì đó đè ép lên chân và cơ thể cũng sẽ làm máu huyết không lưu thông, các cơ chịu áp lực gây tê mỏi và chuột rút. Và ngoài ra bị chuột rút còn do thiếu chất như canxi, natri, kali... nên mẹ cần đi khám bác sĩ để biết đường bổ sung thêm nhé. Khi gặp các biểu hiện chuột rút khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những phương pháp sau để cải thiện tình hình: Ngâm chân, chườm nóng: Trước khi ngủ mẹ bầu hãy kết hợp với chườm nóng ở hai chân, hoặc ngâm chân với nước ấm trong khoảng 10 phút cũng rất hiệu quả trong việc làm ấm cơ thể, thư giãn cơ và ngủ ngon hơn; Bổ sung dinh dưỡng: Bình thường mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, magie như mè, xương hầm, tôm cua, sữa bò, socola, bơ, đậu phộng, đậu hũ, chuối, cá béo… Ngoài ra, các loại rau lá xanh và trái cây họ cam quýt cũng cần bổ sung để cơ thể hấp thu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C; Tắm nắng vào sáng sớm: Mỗi ngày mẹ có thể tắm nắng sớm từ 6-8 giờ sáng, để đồng thời hấp thu thêm lượng vitamin D cần thiết, thúc đẩy hiệu quả của canxi từ thực phẩm; Chú ý vận động vừa sức: Trước giờ ngủ bạn cũng không nên đi lại nhiều hay làm việc quá mệt, có thể nằm thả lỏng và hơi nhấc hai chân lên, cố gắng duỗi các ngón chân ra, giữ yên vài giây. Động tác này giúp lưu thông tuần hoàn máu, co giãn các cơ, giảm phù thủng và hạn chế bị chuột rút khi ngủ; Massage: Dùng tay massage các bắp chân, đùi và làm nóng các cơ bắp bằng túi chườm nóng. Sau khi giải phóng bản thân khỏi tình trạng chuột rút, mẹ nên đứng dậy đi lại, một lúc sau sẽ thấy đỡ đau và dễ chịu hẳn. Ngoài ra, khi mẹ bầu bị chuột rút, cách nhanh nhất là hãy để chân xuống đất, và để hai lòng bàn chân chạm mặt đất, hoặc đặt hai bàn chân lên vách tường ở gần giường ngủ. Mẹo này có thể giúp cơn đau chuột rút giảm bớt và dần dần hồi phục trạng thái bình thường.

Nguyên nhân khiến bầu bị chuột rút
21 Các câu trả lời
 profile icon
Viết phản hồi

các mẹ nên tham khoản rất chi là hữu ít

TapFluencer

Thông tin rất hữu ích

VIP Member

hữu ích

rất hưu ích

rất hữu ích

hữu ích 😍

TapFluencer

hữu ích

hữu ích ♥

hữu ích ạ

hữu ích ạ